3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
1.2. Chuẩn bị của thầy trò
Giáo viên ngoài việc chuẩn bị chu đáo giáo án trước khi lên lớp cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa nói chung, văn hóa Việt Nam thời trung đại và sự nắm vững, am hiểu những thành tựu văn hóa của
Truyện Kiều.
Sau khi đã có vốn tri thức văn hóa phong phú và chi tiết về văn hóa Việt Nam thời trung đại và văn hóa trong Truyện Kiều, người dạy cần có sự lựa chọn những tri thức văn hóa cần thiết, liên quan đến việc đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” để cung cấp, bổ sung thêm cho học sinh.
Bổ sung tri thức văn hóa gồm:
- Quan niệm về thân phận người phụ nữ trung đại: cam chịu, nhẫn nhục, khơng có quyền ý thức về hạnh phúc, phẩm hạnh và quan niệm về vẻ đẹp, hạnh phúc, nhân phẩm của người phụ nữ ở Nguyễn Du.
- Thái độ ứng xử của Nguyễn Du dành cho nhân vật: yêu thương, trân trọng, ngay ở từng biểu hiện nhỏ nhất.
- Tài năng của Nguyễn Du trong việc dùng từ, dùng các biện pháp tu từ: đối, ẩn dụ, điển cố, điển tích
Giáo viên cung cấp hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu các tri thức văn hóa mà giáo viên vừa bổ sung:
1. (?) Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp nàng Kiều như thế nào? Vẻ đẹp nàng Kiều có thể xem là tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời trung đại được khơng? Vì sao?
2. (?) Đọc tài liệu và cho biết, tấm lòng Nguyễn Du dành cho nàng Kiều như thế nào? Những biểu hiện cụ thể nào trong tác phẩm cho em biết điều đó?
3. (?) Người ta nói Nguyễn Du dùng ngơn ngữ một cách có văn hóa. Ý kiến của em như thế nào?