3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
3.1.1 Giáo viên cung cấp
Giáo viên có thể là người cung cấp tri thức văn hóa cho học sinh bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi cách lại tùy thuộc vào đối tượng học sinh và tạo ra hiệu quả khác nhau.
Người dạy có thể cung cấp tri thức văn hóa cho học sinh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp đó là khi dạy, người dạy lồng những tri thức văn hóa cần thiết vào trong bài học. Đây là cách làm phổ biến của giáo viên xưa nay khi cần bổ sung thêm tri thức cho học sinh. Tuy nhiên, cách làm này phù hợp hơn với lối dạy kiểu cũ, khi học sinh được truyền thụ kiến thức và tiếp thu một cách thụ động. Cách cung cấp kiến thức văn hóa như vậy khơng cịn phù hợp với cách dạy học tích cực hiện nay nữa. Vì thế, cách này nên hạn chế, giáo viên chỉ nên đưa vào những kiến thức ngắn, làm cơ sở để học sinh suy nghĩ về vấn đề mà thôi.
Người giáo viên cũng có thể cung cấp một cách gián tiếp. Theo đó, người dạy sẽ tập hợp những tri thức văn hóa cần thiết, có liên quan đến nội dung bài học để bổ sung cho học sinh. Những tri thức này sẽ được trình bày dưới dạng tài liệu. Giáo viên sẽ đưa những tài liệu này cho học sinh đọc và tìm hiểu trước ở nhà, kèm theo tài liệu là hệ thống câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy và vận dụng những tri thức văn hóa mà tài liệu cung cấp. Với cách này, giáo viên vừa tập trung được học sinh vào những nội dung quan trọng cần đọc, vừa kiểm tra việc đọc của học sinh, buộc học sinh phải tự làm việc để tự thu nhận kiến thức chứ không phải là tiếp thu tri thức một cách thụ động.
Giáo viên cung cấp tri thức văn hóa cho học sinh là cách làm phổ biến, thuận lợi và cũng được giáo viên phổ thông thường xuyên áp dụng. Tuy nhiên, để tạo hứng thú thực sự, tạo khơng khí học tập và phát huy tính tích cực của học sinh, có thể vận dụng thêm nhiều cách khác.