GIẢI THÍCH GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 85 - 89)

III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

2. GIẢI THÍCH GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

Giáo án được thiết kế dựa trên những yêu cầu đối với môn văn và những thành tựu của đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, và sự vận dụng những kết quả nghiên cứu tìm cách đọc hiểu hiệu quả đoạn trích “Nỗi thương mình”. Trước hết là xuất phát từ đặc trưng và nhiệm vụ của môn văn trong nhà trường phổ thông.

2.1. Xuất phát từ đặc điểm khoa học liên ngành khi tiếp cận tácphẩm văn học lớn phẩm văn học lớn

Môn văn trong nhà trường vừa mang bản chất thẩm mĩ, vừa mang bản chất văn hóa, đặc biệt là đối với những tác phẩm lớn như Truyện Kiều. Vì vậy, học sinh học văn chính là đang tiếp xúc với cái đẹp, nhưng đồng thời cũng đang tiếp xúc với một thực thể văn hóa. Vì vậy, bài học vừa mang đến cho học sinh cái đẹp, giáo dục giá trị thẩm mĩ, đồng thời là cung cấp những hiểu biết về văn hóa, về giá trị tinh thần của thời đại mà trong đó tác phẩm ra đời.

Dựa trên quan điểm như vậy về môn văn và đặc trưng, nhiệm vụ của môn văn cũng như những giá trị, thành tựu văn hóa lớn của Truyện Kiều và đoạn trích “ Nỗi thương mình”, chúng tơi thiết kế giáo án khai thác đoạn trích từ góc nhìn văn hóa. Nhân vật, ngơn ngữ được phân tích, cắt nghĩa khơng chỉ trên bình

diện ngơn ngữ hay thể loại mà cả trên phương diện văn hóa, ở góc độ vẻ đẹp, sự tiến bộ. Nàng Kiều khơng chỉ được xem xét ở con người xã hội, ở địa vị, hồn cảnh mà sâu hơn là ở tâm tình, ở chiều sâu tâm hồn để thấy được vẻ đẹp văn hóa ở nàng. Ngơn ngữ đó khơng chỉ là vốn từ dân tộc, mà cịn là nghệ thuật biểu cảm...

Văn hóa vừa là thuộc tính của những tác phẩm văn học nghệ thuật lớn như Truyện Kiều, vừa là thành tựu mà tác phẩm đạt được. Đoạn trích “Nỗi thương mình” có thể xem là tiêu biểu cho những thành tựu văn hóa trong tác

phẩm này. Vì vậy, người học, người đọc cần vận dụng văn hóa để khai thác sâu nhất, cao độ giá trị của tác phẩm. Việc làm này cũng giúp học sinh hình thành kĩ năng để đọc hiểu tác phẩm văn học.

2.2. Dựa vào thành tựu nghiên cứu phương pháp đọc hiểu trongdạy học tác phẩm văn chương - tác phẩm trữ tình dạy học tác phẩm văn chương - tác phẩm trữ tình

Giáo án này cũng được thiết kế dựa trên những thành tựu trong nghiên cứu phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường.

Phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đã chỉ rõ quá trình đọc hiểu là quá trình khám phá, khai thác tác phẩm trên nhiều cấp độ, từ bên ngồi vào, từ ngơn ngữ đến hình tượng, đến tư tưởng: “ Đó là phương pháp dạy học sinh làm việc với văn bản văn học trên ba phương diện: đọc theo dòng chữ, đọc giữa dòng chữ, đọc ngồi dịng chữ. Ba cấp độ đọc đó tương ứng với ba cấp độ của cấu trúc văn bản: ngơn từ, hình tượng, ý nghĩa. Đó là tư tưởng sâu sắc. Trước hết học sinh phải hiểu nghĩa từ và nghĩa theo câu ngữ pháp. Thứ hai phải hiểu nghĩa giữa các câu, tức là nghĩa ngoài lời. Nghĩa ngồi dịng gắn với ý nghĩa văn bản. ”(Nguyễn Khắc Phi, Dẫn theo “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”)[74, 62], “đọc hiểu tác phẩm văn chương là phân tích, lí giải mối liên hệ hữu cơ giữa ba tầng cấu trúc tác phẩm và tìm ra sự quy chiếu giá trị riêng của nó” [14, 20].

Theo tiến trình đọc hiểu văn bản như vậy, giáo viên và học sinh cũng vận dụng tri thức văn hóa trên cả ba cấp độ đọc hiểu. Ở cấp độ ngôn từ, người

học vận dụng những thành tựu văn hóa ngơn ngữ nói chung và sự sáng tạo trong văn hóa sử dụng ngơn ngữ, sự tài hoa trong nghệ thuật dùng từ của tác giả để tìm hiểu trong đoạn trích cụ thể. Ở cấp độ hình tượng, học sinh vận dụng tri thức văn hóa để tìm hiểu hình tượng nhân vật, những biểu hiện văn hóa, những nét đẹp văn hóa. Hình tượng tác giả trong đoạn trích cũng là con người cần được phân tích trong cấp độ này. Ở mức độ cao hơn., đoạn trích được cảm thụ và đánh giá ở tầng tư tưởng, quan niệm. Quan niệm về con người với vẻ đẹp người, khát vọng hạnh phúc, quan niệm về đạo đức, cách ứng xử... Giáo viên và học sinh phải vận dụng tri thức văn hóa ở cả ba mức độ của q trình đọc hiểu thơng qua các thao tác khác nhau.

Đoạn trích “Nỗi thương mình ” là đoạn nhân vật chủ yếu bộ lộ tâm trạng, nội tâm và cảm xúc bên trong. Vì thế, đoạn thơ thể hiện cao độ tính chất trữ tình của Truyện Kiều. Điều này thể hiện ở cả cách thể hiện cảm xúc, ngơn ngữ đến hình tượng nhân vật. Trong giáo án, chúng tôi đã thể hiện những yêu cầu đối với sự vận dụng tri thức văn hóa trên từng cấp độ.

Khi đoạn trích có yếu tố trữ tình là chủ đạo thì điều đầu tiên mà chúng ta phải chú ý đến là ngơn ngữ thơ. Ngơn ngữ thơ trữ tình là yếu tố đặc sắc, thể hiện rõ cảm xúc trong tác phẩm. Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng đã nhấn mạnh điều này trong cuốn Hiểu văn, dạy văn: “Phân tích tác phẩm trữ tình cần quan tâm đến bình diện diễn đạt ngơn ngữ nghệ thuật[103, 20]. Vì thế chúng tơi đã hướng học sinh khai thác sự sáng tạo trong nghệ thuật diễn đạt của tác giả qua các câu hỏi. Đó là câu hỏi nhận biết, phân tích, đánh giá... về điển cố, cách dùng điển cố, dùng đối, dùng ẩn dụ. Nhờ có ngơn ngữ, hình tượng trữ tình cũng hiện lên trong tác phẩm đặc sắc, như nhận xét của giáo sư Trần Thanh Đạm: “hình tượng thơ hình thành trong cấu tạo ngơn ngữ đặc biệt, được cách điệu hóa trong một hệ thống âm thanh, vần luật, nhịp điệu, khác với ngơn ngữ bình thường, khác với ngơn ngữ văn xi.” [57, 11]. Nhận định trên cho thấy vai trị của ngơn ngữ thơ trữ tình, và do đó, chúng tơi đi từ ngơn ngữ để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hình tượng nhân vật, chủ yếu là thế

giới nội tâm. Ở đoạn trích này, tính chất bộc lộ tình cảm trực tiếp lại càng rõ ràng bởi vì đây là đoạn nhân vật độc thoại nội tâm, đang tự bày tỏ tình cảm, ý thức về bản thân.

Giáo án thể nghiệm hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng, cảm xúc, nghệ thuật độc thoại nội tâm... Việc vận dụng tri thức văn hóa ở cấp độ này chủ yếu là hướng dẫn học sinh đánh giá. Những câu hỏi được nêu ra dưới dạng câu hỏi gợi mở để học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào việc đánh giá giá trị, vẻ đẹp hình tượng. Bài học chính là q trình đọc hiểu văn bản đi từ ngơn ngữ đến hình tượng và cuối cùng là những cảm xúc, trăn trở mà nhà văn thể nghiệm, gửi đến người đọc: “ Cần phải lưu ý đặc biệt đến nhà thơ- tác giả khi dạy học tác phẩm trữ tình. Vì tính chất sáng tạo và tính chủ thể của nhà thơ là những điều kiện tiên quyết định sự ra đời của những tác phẩm có giá trị. Đó là suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ đối với những điều trông thấy đang xảy ra, một đối tượng cụ thể hoặc một hiện tượng nào đó của hiện thực khách quan. Nhà nghệ sĩ chỉ ra những gì mà họ nắm chắc và cảm xúc, những gì nhà thơ đi sâu suy nghiệm và nung nấu trong tình cảm” [101, 20]. Vì vậy, qua cái nhìn của nhà văn với nhân vật, học sinh cũng đánh giá, nhận ra được hình tượng tác giả, danh nhân văn hóa, con người đã được nhân loại, thế giới tôn vinh.

Trong q trình đọc hiểu đoạn trích, chúng tơi vận dụng những tri thức văn hóa cũng khơng ngồi mục đích hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ những cảm xúc, những suy ngẫm của nhà văn trước cuộc đời. Trong đoạn trích “Nỗi thương mình” cũng như Truyện Kiều, đó thực sự là “tiếng kêu đứt

ruột” trước “những điều trông thấy”.

2.3. Giáo án sử dụng nhiều biện pháp, phương pháp dạy học địihỏi sự vận dụng tri thức văn hóa vào bài học. hỏi sự vận dụng tri thức văn hóa vào bài học.

Thiết kế bài dạy cho đoạn trích “Nỗi thương mình”, người dạy đã áp dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau để học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào tìm hiểu các vấn đề trong tác phẩm. Đó là dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, phương pháp phân

tích. Kết hợp với các phương pháp này là các hình thức hoạt động: hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân độc lập hoặc thảo luận, trình bày trước lớp. Do đó, nội dung bài học được đào sâu, mở rộng và vận dụng được nhiều tri thức khác nhau để khai thác giá trị đoạn trích.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w