Giáo viên chưa chú ý vận dụng tri thức văn hóa vào dạy học tác phẩm

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 46 - 47)

3. TRI THỨC VĂN HĨA CĨ VAI TRỊ QUAN TRỌNG TRONG ĐỌC HIỂU

1.2.1. Giáo viên chưa chú ý vận dụng tri thức văn hóa vào dạy học tác phẩm

ngơn ngữ. Đối với đoạn trích “ Những nỗi lịng tê tái”, họ cho rằng làm rõ được nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nỗi cơ đơn, cơ độc, thương mình của nhân vật là quan trọng nhất. Để giúp học sinh hiểu sâu sắc, cảm thụ đoạn trích, các giáo viên đã dạy theo hướng khai thác nội dung văn học thơng qua phân tích hình ảnh, chi tiết, ngơn ngữ... nghĩa là chủ yếu dựa vào thi pháp, ngôn ngữ, chưa quan tâm đến khía cạnh văn hóa của Truyện Kiều cũng như biểu hiện của nó trong các đoạn trích.

- Ba giáo viên được hỏi thì khơng biết là họ có vận dụng tri thức văn hóa hay khơng nữa. Theo họ, điều quan trọng là học sinh hiểu được tâm trạng nhân vật trong đoạn. Như thế phải chú ý phân tích nội tâm nhân vật. Có thể dựa theo các câu thơ hoặc nội dung từng đoạn thơ trong đoạn trích để tìm hiểu đoạn trích. Đó là cách khai thác quen thuộc mà họ sử dụng.

1.2. Kết luận

1.2.1. Giáo viên chưa chú ý vận dụng tri thức văn hóa vào dạy họctác phẩm tác phẩm

Việc vận dụng tri thức văn hố trong dạy đọc hiểu đoạn trích “Những

nỗi lịng tê tái”( nay là đoạn trích “Nỗi thương mình”) chưa phổ biến, có ý

thức, thường xun và có hiệu quả. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, lâu nay, giáo viên khi dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều, ít chú ý đến việc vận dụng tri thức văn hóa. Hầu hết, bài học được tiếp cận từ góc độ thể loại, thi pháp, ngơn ngữ..., khía cạnh văn hóa chưa được quan tâm. Mặt khác, một số giáo viên, nhờ kinh nghiệm và khả năng sáng tạo của mình, đã khai thác được giá trị đoạn trích một cách sâu sắc nhờ tìm tịi, vận dụng cái nhìn văn hóa. Tuy nhiên, sự vận dụng này khơng phải là theo định hướng ban đầu rõ ràng, khơng có chủ ý là vận dụng tri thức văn hóa để tìm hiểu văn học.

Cách làm và trình tự phổ biến nhất của giáo viên phổ thơng trước đây là khai thác, giảng dạy đoạn trích theo trình tự bố cục đoạn trích. Giáo viên thường chia đoạn trích thành nhiều thành nhiều đoạn để hướng dẫn học sinh phân tích. Đây là cách làm, trong một phạm vi nhất định, có tác dụng nhưng nhìn chung chưa nhìn nhận đoạn trích như một phần trong chỉnh thể tác phẩm và trong quan hệ nhiều chiều: văn hóa- văn học, văn học- ngơn ngữ, văn học- giáo dục...mà xem đoạn trích chỉ có tính cục bộ, đơn giản, biệt lập mà khơng thấy được hết giá trị của đoạn trích cũng như tồn bộ tác phẩm.

Qua tìm hiểu một số giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy như vậy, chúng ta có thể thấy, việc vận dụng tri thức văn hóa trong giờ đọc hiểu văn bản trước đó chưa được chú ý, chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, văn hóa học là phương pháp cịn khá mới mẻ với giáo viên.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w