Tổ chức học sinh thảo luận, trao đổ

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 60 - 64)

3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”

3.3. Tổ chức học sinh thảo luận, trao đổ

Phù hợp với việc đổi mới dạy học, việc vận dụng tri thức văn hóa vào giờ dạy cũng là một cách làm tốt để giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh. Các câu hỏi được đặt ra trong giờ đọc hiểu nên là câu hỏi nêu vấn đề. Vì vậy, học sinh phải được trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến. Trao đổi, thảo luận sẽ tạo tra khơng khí dân chủ, cởi mở để các em được tự nhiên bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đây cũng là một cách để giáo viên định hướng vận dụng tri thức văn hóa trong q trình tìm hiểu giá trị tác phẩm.

Để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, giáo viên có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Người dạy có thể nêu câu hỏi có vấn đề ra trước lớp, người học sẽ suy nghĩ và nêu ý kiến. Nhưng cách làm phổ biến và hiệu quả là chia nhóm để học sinh làm việc theo nhóm, theo tổ. Thơng thường, giáo viên có thể chia lớp học thành các nhóm học sinh thành nhóm 4 hoặc 6 người. Trong nhóm nhỏ, mỗi học sinh vừa trình bày những ý kiến của mình, vừa có thể trao đổi và lắng nghe ý kiến của người khác. Cứ như vậy, học tập theo cách này sẽ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hồn thành nhiệm vụ chung. “Thơng qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới”[27, 62].

Trong giờ đọc hiểu các tác phẩm văn chương có vận dụng tri thức văn hóa, người dạy có thể chọn cách tổ chức hoạt động của học sinh theo nhóm như vậy để học sinh trao đổi các vấn đề trong tác phẩm. Tất nhiên, đó là những vấn đề mà học sinh cần sử dụng các tri thức văn hóa để giải quyết. Thơng qua phối hợp tập thể, trao đổi trong nhóm và trình bày ý kiến trước lớp, học sinh sẽ tìm ra tri thức mới, đó là những kiến thức văn học, những nhận thức mới về cái độc đáo, cái mới mẻ trong đoạn trích hay tác phẩm. Bài học cũng vận dụng được những tri thức văn hóa mà học sinh đã có cũng như vốn hiểu biết của thầy giáo. Mặt khác, học sinh cũng sẽ được rèn luyện ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ, hợp tác với nhau. Nhờ vậy, học sinh vừa tự mình tìm ra tri thức mới, vừa rèn luyện được kĩ năng, vừa thể hiện được ý thức, tinh thần hợp tác trong học tập.

Vấn đề đặt ra là trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương có vận dụng tri thức văn hóa thì học sinh sẽ thảo luận, trao đổi cái gì, về nội dung gì?

Vấn đề mà giáo viên nêu ra cho học sinh trao đổi, thảo luận phải là vấn đề văn học trong đoạn trích hoặc tác phẩm. Đó cũng là vấn đề mà học sinh

khơng thể ngay lập tức có thể giải quyết được mà muốn giải quyết được phải thơng qua q trình trao đổi, thảo luận trong nhóm và trước lớp. Vấn đề giáo viên đặt ra muốn giải quyết được cũng đòi hỏi sự vận dụng các loại tri thức văn hóa trong tác phẩm hoặc vấn đề văn hóa có liên quan. Đó sẽ là những nội dung tương đối khó, trọng tâm và có ý nghĩa trong tác phẩm, các vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Đối với đoạn trích “ Nỗi thương mình”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận các vấn đề quan trọng, thể hiện sự sáng tạo, đổi mới của Nguyễn Du trong dùng từ, trong sử dụng biện pháp nghệ thuật, trong sáng tạo nghệ thuật đối hay những quan niệm mới mẻ của tác giả về con người, vẻ đẹp và nhân phẩm con người, về tấm lịng ơng dành cho nhân vật... Các vấn đề đưa ra thảo luận, trao đổi có thể được trình bày dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề:

(?) Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thần an phận thủ

thường, cam chịu, nhẫn nhục. Nàng Kiều ở đây lại “giật mình mình lại

thương mình xót xa.”. Điều đó cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?. Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học

trung đại, với tinh thần, ý thức của con người trong thời kì trung đại?”. Ở đây, câu hỏi nêu ra một vấn đề: thân phận người phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam dưới thời trung đại và cái mới trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề này của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích và tác phẩm . Người phụ nữ Việt Nam thời trung đại là những người sống theo tinh thần, ý thức của công dân, tuân theo những quy định hà khắc của luật lệ, lễ giáo. Họ phải quên đi cái riêng, cái cá thể, hạnh phúc riêng để sống an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Đó là những người khơng có quyền được ý thức, khơng có quyền được địi hỏi sống tốt đẹp, hạnh phúc. Nhưng nàng Kiều của Nguyễn Du thì khác hẳn. Nàng ý thức rất rõ hoàn cảnh mà nàng đang phải chịu, đau đớn vì thể xác và tinh thần bị dày vò. Với ý thức về nhân phẩm, ý thức về nỗi đau, ý thức về hạnh phúc và niềm vui của mình, nàng Kiều của Nguyễn Du đã là con người tiến bộ hơn hẳn những người phụ nữ cùng thời với nàng. Ta có thể thấy

người cung nữ trong Cung oán ngâm ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình hay người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm ý thức về hạnh phúc, về tuổi trẻ nhưng biết thương mình, biết đau đớn cho mình thì ở nàng Kiều mới thực sự nổi bật. Thúy Kiều đã có xu hướng vươn tới con người của thời hiện đại. Con người văn hóa, tiến bộ thể hiện trong cách đối xử với bản thân mình ở nàng Kiều thể hiện ra như thế. Khơng chỉ có một con người văn hóa trong đoạn trích này, tác giả của Truyện Kiều cũng là người hết sức văn hóa, thể hiện ở cách nhìn nhận con người, ở sự thấu hiểu và thông cảm mà ông dành cho con người. Ơng khơng chỉ thương nàng Kiều khi nàng trong sáng, vui tươi, mà tấm lịng trân trọng ơng dành cho nàng thể hiện rõ nhất khi nàng đau khổ, rơi vào vũng bùn nhơ. Ông hiểu nỗi đau, nỗi lịng của nàng, thương nàng. Đó là cách ứng xử hết sức văn hóa.

Trong những tình huống như vậy, học sinh phải vận dụng tri thức văn hóa của thời trung đại cũng như những hiểu biết về những thành tựu văn hóa trong Truyện Kiều, và hơn thế, phải có phương pháp phân tích linh hoạt để vận dụng tri thức văn hóa vào lí giải tác phẩm. Sự định hướng của người giáo viên cũng như kĩ năng sự phạm trong việc tổ chức cho học sinh thảo luận là hết sức quan trọng. Người giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, dẫn dắt hoạt động cho học sinh thông qua việc nêu ra vấn đề cần trao đổi, đưa ra câu hỏi gợi mở hoặc tổng kết, đánh giá kết quả trao đổi của học sinh. Các vần đề văn học sẽ dần dần được sáng tỏ nhờ hoạt động tra đổi, thảo luận của học sinh và sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên. Đây sẽ là cách thức làm việc hiệu quả để học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào q trình đọc hiểu văn bản văn học.

Thảo luận, trao đổi là hoạt động mà học sinh cần được tổ chức thực hiện thường xuyên trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương. Nhờ có trao đổi mà học sinh sẽ phát hiện ra những ý nghĩa mới mẻ của tác phẩm. Vận dụng tri thức văn hóa trong q trình trao đổi, thảo luận của học sinh là cách làm cho học sinh vừa học tập tích cực, vừa có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 60 - 64)