Ngơn ngữ thể hiện tài tình nội tâm nhân vật nhờ vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 34 - 38)

hiệu quả các biện pháp tu từ

Nói về nàng Kiều, nhân vật yêu thương của mình, lúc nào nhà thơ cũng dành những tình cảm yêu thương, trân trọng nhất. Thế nhưng một hiện thực phũ phàng đang tồn tại mà nhà thơ không thể né tránh, là nàng Kiều đang phải ở lầu xanh, tiếp khách. Làm thế nào vừa phải nói ra sự thật ấy, vừa tránh làm xấu hình ảnh của nàng? Nguyễn Du đã chọn cách nói ước lệ, nói bằng điển cố. Nhưng ngơn ngữ đó cũng phải dễ hiểu với cơng chúng. Nguyễn Du quả là bậc thầy về ngôn ngữ khi đã làm cho ngôn ngữ Truyện Kiều vừa gần gũi, dễ hiểu với cơng chúng, vừa giàu hình ảnh:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc vui đầy tháng, trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim

Câu thơ có sử dụng nhiều điển cố khác nhau: Dập dìu lá gió cành

chim, Tống Ngọc, Trường Khanh đều mượn từ văn học Trung Quốc và không

quen thuộc với người Việt, Nhưng đọc câu thơ lên, dù không hiểu câu thơ “Dập dìu lá gió cành chim” rút ra từ câu thơ của nàng Tiết Đào đời Đường, dù không biết Tống Ngọc, Tràng Khanh là ai, người đọc vẫn có thể hiểu rung cảm được. Đó là tài năng dùng ngơn ngữ của Nguyễn Du. Ơng đã đặt những điển cố vào ngữ cảnh, vào câu thơ để người đọc có thể thấy hết ý nghĩa câu thơ mà không cần hiểu điển cố. Hơn thế, người đọc cịn thấy được tình cảm của tác giả dành cho nhân vật của mình.

Để làm nổi bật tình cảnh hiện tại xót xa, đau đớn của nàng Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hiệu quả nghệ thuật đối trong đoạn trích. Có nhiều dạng đối khác nhau được sử dụng, chủ yếu là đối xứng:

Đó là đối xứng trong vế thơ “ bướm lả / ong lơi; lá gió / cành

chim; dày gió / dạn sương; bướm chán / ong chường; mưa Sở / mây Tần; gió tựa / hoa kề...Nhà thơ đã hết sức sáng tạo khi cấu tạo lại ngôn ngữ, khi chẻ

đôi những cụm từ thông thường tạo thành quan hệ đối xứng nhằm nhấn mạnh cao hơn nội dung của cụm từ: “ trong cụm từ ong bướm lả lơi”tác giả tách hai yếu tố bướm và ong, lả và lơi ra và đặt ở thế đối xứng, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ được tô đậm hơn, nhấn mạnh hơn, gây cảm giác xót xa hơn.

Trong khn khổ của một câu thơ, tiểu đối cũng có giá trị biểu đạt rất lớn. - Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh

- Nửa rèm tuyết ngậm / bốn bề trăng thâu

Các thời điểm khác nhau của thời gian, các giới hạn khác nhau của không gian được đặt ở hai vế của câu thơ, khiến không gian như rộng ra, thời gian như dài hơn, và đối xứng với nhau. Sự việc và con người được nhấn mạnh, đó là nỗi cơ đơn, dằn vặt kéo dài trong không gian và thời gian.

Đối xứng giữa hai câu thơ lục - bát kết hợp với phép sóng đơi gợi ra nhiều ý nghĩa cho câu thơ:

- Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường - Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Các câu thơ đối nhau tạo ra sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, quá khứ êm đềm, tốt đẹp bao nhiêu thì hiện tại đắng cay, chua xót bấy nhiêu. Sự đau xót khơng chỉ là cảm giác mà có thể thấy được, có thể so sánh được, nỗi đau cả về thể xác và tinh thần đang làm nàng Kiều tự dằn vặt, tự thương mình.

Các hình thức đối xứng này có chức năng khác nhau tùy vào mỗi cặp đối nhưng đều có tác dụng nhấn mạnh ý cần nói, tạo điều kiện nhìn nỗi niềm thương xót thân phận từ nhiều phía, nhiều góc nhìn khác nhau. Trong khn khổ hết sức cô đọng của câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã khai thác tối đa các khả năng tu từ có thể để tạo ra giá trị biểu đạt và biểu cảm cao nhất.

Cùng với nghệ thuật đối xứng, đoạn trích cũng là sự thành cơng trong nghệ thuật vận dụng khả năng biểu cảm của ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện qua việc nhà thơ khai thác láy âm, điệp âm và nghĩa bóng của từ.

Điểm đặc biệt khi Nguyễn Du sử dụng nghĩa ẩn dụ ở đây là tác giả khơng dùng ẩn dụ như những hình ảnh riêng lẻ mà là một hệ thống, một xâu chuỗi các hình ảnh ẩn dụ. Các hình ảnh ẩn dụ liên tiếp nhau tạo nên sự dồn nén tình cảm:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim

Sáng đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương

Trong đoạn thơ trên có rất nhiều ẩn dụ :“ bướm lả ong lơi”, “ Cuộc say

đầy tháng, trận cười suốt đêm”, “lá gió cành chim”, “phong gấm rủ là”, “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường”. Ở đây

là nàng Kiều đang tự ý thức, tự nói về hồn cảnh hiện tại của mình. Bao nhiêu nỗi đau trong từng ẩn dụ. Tất cả đã tạo nên thực tế phũ phàng, bẽ bàng mà Thúy Kiều đang phải chịu đựng. Các hình ảnh ẩn dụ càng dày đặc thì thực tế đau lịng càng hiện ra rõ ràng, nỗi đau của nhân vật cũng vì thế mà cụ thể hơn, sự ý thức của nhân vật càng lớn, chúng ta lại càng trân trọng và cảm thông với nàng hơn. Nguyễn Du rõ ràng đã có dụng ý, ơng khơng chỉ muốn làm rõ sự ý thức của nhân vật, mà ơng cịn muốn nhân vật của mình được yêu thương, trân trọng, nên ông chọn cách diễn đạt thông qua ẩn dụ chứ không phải tả thực, đã làm cho tâm trạng, ý thức của nhân vật nổi lên mà vẫn không trần trụi, đáng sợ. Đoạn thơ cũng sử dụng biện pháp tu từ điệp từ: “Giật mình,

mình lại thương mình xót xa”. Ba từ mình trong một câu thơ: từ mình thứ nhất

là sự tự ý thức, chữ mình thứ hai là chỉ bản thân, cịn chữ mình thứ ba là con người của Thúy Kiều hiện tai, sống trong cảnh “sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm

Trường Khanh”. Câu bát được cắt nhỏ thành 4 với nhịp 2/2/2/2, như chia con

người Kiều thành nhiều mảnh, để tự thương cho chính bản thân mình. Từ láy “xót xa” ở cuối câu thơ là sự xót xa của nhân vật, cũng là sự xót xa của tác giả, của người đọc.

Cuối đoạn là những câu hỏi tu từ, những điệp từ, như láy sâu vào nỗi đau, nỗi chán chường của nhân vật:

- Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

- Vui là vui gượng kẻo mà Ai tri âm đó mặn mà với ai?

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở cuối đoạn nhấn mạnh thêm, làm sâu sắc thêm nỗi lòng nhân vật. Phép điệp từ ngữ ở đây cùng sự sáng tạo trong nhịp câu thơ lục bát đã làm nỗi đau, sự ý thức của nhân vật thêm sâu sắc hơn.

Một đoạn thơ ngắn nhưng đã thể hiện tài khai thác khả năng biểu đạt, biểu cảm của ngôn ngữ Tiếng Việt và thể thơ lục bát trong việc diễn tả tình cảm nội tâm của nhân vật của tác giả. Đọc đoạn thơ, người đọc không cảm thấy ác cảm với hồn cảnh của nàng Kiều mà thêm trân trọng, thơng cảm, yêu thương nàng hơn.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w