Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
(?) Sau khi bán mình chuộc cha, nàng Kiều đã trao mối duyên của mình với Kim Trọng cho em là Thúy Vân. Em có suy nghĩ gì về hành động này và tình cảm, tính cách nàng Kiều qua hành động đó?
Hoạt động 2. Dẫn vào bài mới
Trong suốt Truyện Kiều, hình ảnh nàng Kiều hiện lên ở nhiều tình huống, nhiều hồn cảnh, nhiều tình cảm, cảm xúc khác nhau. Ở tình huống nào Nguyễn Du cũng thể hiện nàng là con người đáng quý, đáng trân trọng, ngay cả những hoàn cảnh xấu xa nhất. Đoạn trích “Nỗi thương mình” đã thể hiện rõ điều đó.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu khái qt
Làm việc của
giáo viên Làm việc của học sinh Nội dung cần đạt
(?) Đọc đoạn trích, và tìm hiểu cảm hứng chủ đạo?
(?) Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích là gì?
(?) Tác giả bộc tình
Đọc bài, nhập tâm vào tâm trạng nhân vật: đọc chậm, giọng tha thiết, nhấn mạnh vào những câu thơ có dùng đối: bướm lả ong
lơi...
Nêu ý kiến( Cảm thương thân phận, thương mình, và tấm lòng yêu thương, trân trọng nhân vật của tác giả) 1. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT 1. Đọc - Nhập tâm vào mạch cảm xúc nhân vật để cảm nhận âm điệu, cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình.
2. Cảm hứng chủ đạo
- Nhân vật thương mình, thương thân, buồn tủi và tấm lịng u thương, trân trọng nhân vật của tác giả
cảm của nhân vật bằng cách nào? (?) Đoạn thơ gồm những nội dung chính tương ứng những phần nào của đoạn trích?
Thảo luận và nêu ý kiến: qua độc thoại nội tâm, dùng nghệ thuật đối, ẩn dụ, điệp từ...
Trả lời: 2 phần gắn với hai nội dung: Đoạn 1. Gồm 4 câu đầu: tình cảnh trớ trêu của Kiều
Đoạn 2 . Còn lại: Tâm trạng, nỗi niềm, thái độ nàng Kiều trong cảnh sống ấy.
- Trữ tình, qua độc thoại nội tâm với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. 4. Bố cục Có 2 phần - Phần 1: Tình cảnh trớ trêu - Phần 2: tâm trạng, cảm xúc, thái độ của nhân vật