Con người ứng xử có văn hóa

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 28 - 29)

Con người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ nhạy cảm, và xinh đẹp mà ở đây, con người cũng ứng xử rất văn hóa. Đó là những con người hết sức đáng yêu trong quan hệ ứng xử. Nét đẹp này khơng chỉ có ở những nhân vật lí tưởng như Thúy Kiều, Kim Trọng hay Từ Hải mà ở các nhân vật khác, như Vương Ơng, Thúc Ơng, Thúy Vân. Đó là những con người trọng tình nghĩa, đối xử với nhau bằng tấm lịng.

Trong tác phẩm này, trọng tình nghĩa trong cách ứng xử như biểu hiện văn hóa đặc sắc. Tình yêu son sắt, thủy chung giữa trai gái, tình nghĩa yêu thương, quên mình giữa cha mẹ và con cái, tình nghĩa trả ơn và chịu ơn, tình nghĩa quê hương xứ sở,... tất cả các nhân vật trong Truyện Kiều đều đem tấm lòng ra để đối xử với nhau. Thúy Kiều khi gặp Đạm Tiên lần đầu đã như là duyên nợ, đã đối xử với nhau như những người thân thiết:

Đã lòng hiển hiện cho xem Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời

Rồi mối tình Từ Hải với Thúy Kiều cũng là từ tấm lòng:

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.

Từ Hải đến với Thúy Kiều trước hết là bằng tấm lịng, chứ khơng phải vì xiêu lịng trước sắc đẹp của nàng như Thúc Sinh. Đó là sự đồng cảm với

tấm lịng nhi nữ, sự trân trọng phẩm cách và sự thấu hiểu cảnh ngộ của nàng.

Còn ở nàng Kiều, tất cả đều xuất phát từ tấm lịng. Ở nàng vừa có cái gì đó vừa chân thành và khiêm tốn, vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, tốt ra từ tấm lịng u thương, dịu dàng, biết mình, biết người. Do đó, lời Kiều giản dị, đi vào lịng người.

Vương Ơng là con người tiêu biểu cho cách ứng xử hết sức tình nghĩa đặc trưng Việt Nam. Khi nàng Kiều quyết định trao duyên cho Thúy Vân là nàng đã làm tất cả những gì có thể để trả nghĩa cho Kim Trọng. Nàng đã dặn lại với Vương ông: "Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xi" thì dù tình yêu

của nàng với Kim Trọng được xây dựng ngồi vịng lễ giáo, Vương ơng đã dễ dàng chấp nhận:

Lời con dặn một dặn hai Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng

Ơng đã khơng ngại vượt lên mọi thành kiến mà truyền đạt lại ý nguyện của con:

Trót lời nặng với lang quân Mượn con em nó Thúy Vân thay lời

Gọi là trả chút nghĩa người Sầu này dằng dặc muôn đời chưa qn

Trong văn học Việt Nam ít có người cha già nào lại coi lời dặn của con, coi mối tình của con là thiêng liêng đến thế. Bao nhiêu tôn ti trật tự, định kiến tiêu tan hết, chỉ cịn lại tình thương, tình nghĩa với nhau.

Trong thế giới này, những kẻ khơng có lịng hoặc lịng hờ hững, nơng cạn hoặc độc ác cũng đều nêu cao chữ lòng, như một cách để nhập vào thế giới:

Một lịng đã biết đến ta

Mn chung nghìn tứ cũng là có nhau.

Tấm lịng như ngun tắc ứng xử hàng đầu của con người trong thế giới Truyện Kiều. Đây cũng chính là truyền thống ứng xử của người Việt, đã được nâng lên ở mức độ cao hơn ở những con người của Nguyễn Du.

Con người là kết tinh của văn hóa, của những gì tốt đẹp nhất. Nguyễn Du đã tạo ra những biểu tượng mới về vẻ đẹp con người, vừa là sự kế thừa con người Việt Nam truyền thống, vừa mang nét đẹp thời đại. Đó chính là đóng góp to lớn của tác giả vào tổng thể văn hóa tinh thần của dân tộc.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w