3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
3.6. Sử dụng bài tập nâng cao
Trong mục tiêu của chương trình và sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã nhấn mạnh mục đích của tri thức đọc hiểu là để hỗ trợ học sinh đọc hiểu tác phẩm và giúp giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nâng cao. Đây
cũng có thể coi là định hướng cho giáo viên trong hoạt động dạy học: “ Chính vì vậy Sách giáo khoa có THPT ...có mục Tri thức đọc hiểu cung cấp thêm các tri thức về thể loại văn học, tri thức lịch sử, văn hóa. Giáo viên cần có ý thức vận dụng lí luận và hướng dẫn học sinh sử dụng các tri thức ấy trong hoạt động dạy học, gợi ý trả lời bài tập nâng cao”[74, 60].S Sách giáo khoa
Ngữ văn 10 có cung cấp một số bài tập nâng cao. Các bài tập nâng cao này có thể ở phần Luyện tập ở sách giáo khoa, phần Bài tập nâng cao, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, sách Bài tập ngữ văn 10( cả bộ cơ sở và bộ nâng cao). Giáo viên có thể lấy các bài tập ở đây để nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh. Đó là các câu hỏi như: 1.(?) Chỉ ra các hiện tượng ngôn từ mà anh chị cho là thú vị và độc đáo nhất trong đoạn trích. Hãy phân tích một vài ví dụ để nói rõ ý mình?” hay một câu hỏi khác hỏi về nội dung, có liên quan chặt chẽ đến văn hóa, quan niệm về phẩm hạnh, vẻ đẹp con người của Nguyễn Du: 2.(?) “Một số nhà nho bao thủ xem Truyện Kiều là một dâm thư(một sách khiêu dâm) . Anh, chị có chấp nhận ý kiến đó không? Vì sao?
”[67, 59]. Các câu hỏi dạng như thế này đều là những câu hỏi tương đối khó, không phải tất cả các học sinh đều làm được mà dành cho học sinh ban KHXH. Với các câu hỏi này, học sinh phải vận dụng nhiều tri thức văn hóa khác nhau để giải quyết.
Giáo viên là người là người gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi, các bài tập nâng cao. Để trả lời câu hỏi, học sinh không chỉ nắm vững nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích mà còn hiểu thấu đáo những sáng tạo của tác giả trong tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, tất cả những điều đó phải liên quan đến đoạn trích. Chính vì vậy, học sinh sẽ phải vận dụng những tri thức văn hóa để giải quyết vấn đề của tác phẩm trên cơ sở những gì vừa học từ đoạn trích. Chẳng hạn như câu hỏi ở sách Bài tập ngữ văn,bộ nâng cao, tập 2: (?) “Một số nhà nho bao thủ xem
Truyện Kiều là một dâm thư(một sách khiêu dâm) . Anh, chị có chấp nhận ý kiến đó không? Vì sao?[67, 60]. Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải thấy
được Nguyễn Du có tấm lòng yêu thương, trân trọng nhân vật như thế nào. Vì thế, việc Kiều trở thành gái lầu xanh là sự việc được miêu tả với tinh thần, thái độ như thế nào và thái độ, tình cảm của Kiều trước việc đó ra sao. Từ đó, cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nguyễn Du về phẩm hạnh và vẻ đẹp người phụ nữ ra sao...Như vậy là rất nhiều tri thức văn hóa đã được vận dụng để trả lời câu hỏi. Vì thế, sử dụng bài tập nâng cao là một cách để giáo viên và học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào bài học.
Ngoài các bài tập nâng cao đã có ở Sách giáo khoa và sách bài tập, giáo viên có thể ra thêm nhiều bài tập nâng cao khác để học sinh làm thêm ở nhà. Các bài tập này đều phải đòi hỏi sự vận dụng tri thức đọc hiểu các loại khác nhau, trong đó có cả tri thức văn hóa, để giải bài tập. Bằng cách này, sẽ mở rộng vốn hiểu biết của học sinh cả về văn học, văn hóa, và hình thành kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học.
Trên đây là một số cách thức để giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào quá trình đọc hiểu đoạn trích “ Nỗi thương mình” nói riêng , các đoạn trích trong Truyện Kiều nói chung cũng như các tác phẩm văn học có nhiều thành tựu về văn hóa khác.
Chương 3