2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CHÚ TRỌNG VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM
2.3. Sách giáo khoa hiện hành định hướng vận dụng tri thức văn hóa trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương
hóa trong dạy - học đọc hiểu tác phẩm văn chương
Cùng với việc cung cấp tri thức văn hóa, sách giáo khoa và giáo viên cũng có hệ thống câu hỏi và những gợi mở về hệ thống phương pháp dạy học để giáo viên và học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào tìm hiểu giá trị tác phẩm.
Về phương pháp dạy học, sách giáo khoa hiện hành vẫn tiếp nối hướng dạy học tích hợp ở THCS, trong đó khơng chỉ tích hợp giữa các phân mơn văn với nhau mà trong dạy đọc hiểu tác phẩm, có sự tích hợp liên ngành, tích hợp trong dạy học văn với các loại hình nghệ thuật, khoa học khác, trong đó có cả văn hóa. Mặt khác, sách giáo khoa mới cũng chú trọng đổi mới phương pháp, trong đó “tăng cường hoạt động đọc hiểu có ý thức: yêu cầu học sinh vận dụng các khái niệm lí luận văn học, lịch sử văn học, văn hóa nhiều hơn để học sinh có cách tiếp cận văn học có lí luận, biết phân tích lí giải văn bản một cách có ý thức và phương pháp. Chính vì vậy Sách giáo khoa có THPT ... có mục Tri thức đọc hiểu cung cấp thêm các tri thức về thể loại văn học, tri thức lịch sử, văn hóa. Giáo viên cần có ý thức vận dụng lí luận và hướng dẫn học sinh sử dụng các tri thức ấy trong hoạt động dạy học, gợi ý trả lời bài tập nâng cao.”[74, 62]. Khơng những thế, ở đây cịn có những lưu ý hết sức cụ thể: “ Giáo viên phải vận dụng, kết hợp các tri thức khác nhau để hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm: đặt văn bản vào hoàn cảnh ra đời , vận dụng các hiểu biết về tác giả, thời đại, đặc điểm văn hóa để hiểu đúng, hiểu sâu hơn về văn bản đọc hiểu.”[12, 60].
Đối với từng bài học cụ thể, phương pháp văn hóa cũng được lưu ý đối với giáo viên. Trong phần hướng dẫn giáo viên về phương pháp dạy đoạn trích
“ Trao duyên”, Sách giáo viên Ngữ văn 10 có viết: “ Để giảng dạy một trích
đoạn thơ trung đại, cần vận dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau...Phương pháp văn hóa : lưu ý đến đặc điểm của các khái niệm văn hóa trong đoạn trích, nhất là hiếu, tình, duyên, nghĩa, thề. Có thể giáo viên chủ động tìm thêm các phương pháp khác : đọc diễn cảm, ngâm thơ để tạo khơng
khí tiếp nhận văn bản, phân tích từ ngữ để học sinh hiểu đúng văn bản, tái hiện phương diện văn hóa của quan niệm về tình u, về hạnh phúc của người xưa để hiểu đúng thế ứng xử của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích”[96, 39]
Bài “Nỗi thương mình” cũng có những định hướng bổ ích về phương pháp như vậy: “ Các phương pháp khác nhau được vận dụng một cách tổng hợp..”[100, 39]. Rõ ràng, vận dụng tri thức văn hóa vào dạy học các đoạn trích của Truyện Kiều nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung đã trở thành phương pháp cần thiết để khám phá giá trị tác phẩm, đã được các nhà biên soạn sách và làm chương trình đặc biệt lưu ý trong phương pháp dạy học văn.
Cùng với việc lưu ý đối với giáo viên về phương pháp, sách giáo khoa ngữ văn cũng xây dựng một số câu hỏi hướng dẫn học bài có sự vận dụng tri thức văn hóa. Đó là những câu hỏi trong đó địi hỏi học sinh vận dụng những hiểu biết về văn hóa để trả lời. Các kiến thức văn hóa mà học sinh cần phải vận dụng cũng hết sức phong phú và rộng lớn, tùy vào từng bài học. Ví dụ như ở câu hỏi về đọc hiểu đoạn trích : “Nỗi thương mình”, đó là: “ Nỗi
thương mình của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học
trung đại?”[108, 37] hay : “ Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: “Như nàng lấy hiếu làm trinh- Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh chị, đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?” [108, 37]. Các câu hỏi loại này địi hỏi học sinh khi lí giải, đánh giá các vần đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm cần có những hiểu biết, kiến thức về văn hóa. Có như vậy học sinh mới không hiểu sai ý nghĩa, nội dung cũng như đánh giá đúng vị trí của tác phẩm, trước hết là về mặt văn học.
Như vậy, việc định hướng vận dụng tri thức văn hóa trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn học đã được thực hiện đối với cả học sinh và giáo viên. Bằng cách như vậy, việc dạy và học trong nhà trường đang gắn liền với cuộc sống, xem văn học không chỉ ở phương diện thẩm mĩ mà gắn với các phương diện khác của đời sống tinh thần, đời sống văn hóa nghệ thuật, giúp việc đọc hiểu tác phẩm đạt hiệu quả cao. Đây là sự định hướng đúng đắn và chúng tôi cũng
đã dựa trên những định hướng này để đề ra các biện pháp để vận dụng tri thức văn hóa để đọc hiểu các đoạn trích của Truyện Kiều, cụ thể là đoạn “Nỗi
thương mình ”