Tấm lòng yêu thương, trân trọng nàng Kiều của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 39)

Trong văn học Việt Nam, hiếm thấy một tác giả nào yêu thương, trân trọng nhân vật như Nguyễn Du. Ông ca ngợi nàng Kiều khi nàng trong hoàn cảnh tốt đẹp, trong sáng, là điều dễ hiểu, nhưng ngay cả khi nàng ở trong chốn bùn nhơ, vấy bẩn, ông vẫn trân trọng nàng như thế. Nói về hoàn cảnh kĩ nữ tiếp khách chốn lầu xanh của nàng Kiều, Nguyễn Du đã không tả thực như Thanh Tâm Tài Nhân mà ông nói một cách ước lệ:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim

Sáng đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh

Bằng bút pháp ước lệ, dùng các hình ảnh: “bướm ong”, “cuộc say”, “trận cười”cùng những điển tích “Tống Ngọc”, “Trường Khanh” , tác giả đã

vừa làm rõ được hoàn cảnh thực tế phũ phàng của nàng Kiều, không né tránh số phận thực tế của nhân vật, mặt khác, vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Kiều. Cách miêu tả như thế cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu nhân vật của mình ở Nguyễn Du.

Thái độ ứng xử văn hóa, đầy chất nhân văn như vậy thống nhất trong đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm. Không chỉ trân trọng nàng, mà Nguyễn Du đã thực sự hiểu và trân trọng tấm lòng trong sạch ấy của nàng Kiều. Bằng cách để cho Kiều tự độc thoại nội tâm, tự dằn vặt mình trong đêm, Nguyễn Du đã để cho nhân vật tự thanh minh, tự bộc lộ vẻ đẹp bên trong của mình. Nguyễn Du đã không né tránh thực tại nghiệt ngã, nhưng nhà thơ nhân đạo, bậc thiên tài “có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân ) đã đề cao nhân cách của Kiều, phẩm giá của Kiều, bằng chính việc tả nỗi buồn, nỗi đau khổ của nhân vật trong cảnh sống bùn nhơ.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w