3. TRI THỨC VĂN HÓA CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG ĐỌC HIỂU
1.2.2. Nguyên nhân
Chúng tôi cũng đã thử tìm cách lí giải điều này bằng một số nguyên nhân. Đó là:
Chương trình và sách giáo khoa cũ đã không chú ý đến việc vận dụng tri thức văn hóa trong dạy học và có những định hướng về phương pháp cụ thể cho giáo viên.. Sách giáo khoa cũ và sách hướng dẫn giáo viên chủ yếu trình bày các nội dung cụ thể của đoạn trích và các câu hỏi dưới dạng tái hiện, học sinh và giáo viên được định hướng khai thác đoạn trích từ góc độ thi pháp, lí luận hay nội dung ý nghĩa: “(?) Nỗi đau của Thúy Kiều khi phải sống ở nhà chứa được thể hiện như thế nào?” Hay “ (?) Phân tích các câu 35- 42, chỉ ra những đặc sắc về cách dùng từ và cách ngắt nhịp câu thơ của Nguyễn Du?” [174- 175, 4]. Các câu hỏi ở đây chủ yếu định hướng học sinh khai thá nội dung đoạn trích, hướng giáo viên cung cấp tri thức cho học sinh chứ không phải là hướng dẫn học sinh đọc hiểu và qua đó hình thành kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
Những hướng dẫn cho giáo viên cũng chủ yếu tập trung cung cấp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cho giáo viên, chứ không định hướng nhiều
về phương pháp. Do đó, tiết học trên lớp nặng về truyền thụ kiến thức nội dung, nghệ thuật. Đây chính là hạn chế của cách dạy học kiểu cũ.
Nguyên nhân trên cũng tạo ra một nguyên nhân khác nữa, đó là giáo viên không có thời gian để khai thác sâu tác phẩm từ nhiều góc độ. Do tiết học nặng về truyền thụ kiến thức của giáo viên, mà giá trị đoạn trích thì sâu sắc và phong phú nên không thể nào đủ thời gian để hướng dẫn học sinh mở rộng bài học, liên tưởng và mở rộng ý nghĩa đoạn trích trên cơ sở vận dụng tri thức văn hóa.