3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
3.5. Bình luận giá trị và sức sống văn hóa của Truyện Kiều qua đoạn trích
đoạn trích
Đối với những tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, do hạn chế về thời gian, chúng ta khơng có điều kiện học tồn bộ tác phẩm, mà chỉ có thể học qua những đoạn trích mà thơi. Tuy nhiên, đọc hiểu đoạn trích chính là học sinh đang học tác phẩm. Vì vậy, qua đoạn trích, học sinh phải nắm được tác phẩm, thấy được giá trị tác phẩm cũng như vị trí, sức sống của tác phẩm.
Để học sinh có thể đánh giá giá trị và sức sống văn hóa của tác phẩm, yêu cầu đầu tiên là học sinh phải có tri thức, hiểu biết về văn hóa tác phẩm cũng như những yếu tố văn hóa có liên quan đến tác phẩm. Học sinh phải là người có tri thức văn hóa và vận dụng vào việc bình luận đó. Đoạn trích “Nỗi
Nguyễn Du. Sự đổi mới trong cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hay đối cũng thể hiện rất rõ trong đoạn trích này. Hơn thế nữa, đoạn trích thể hiện cao độ cái nhìn về con người, hình tượng con người trong Truyện Kiều. Vì thể, đọc hiểu đoạn trích này phải làm rõ được vị trí của đoạn trích trong tác phẩm, từ đó khái qt nội dung và ý nghĩa văn hóa của Truyện Kiều.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” là đoạn trích thể hiện rõ quan niệm nhân văn của Nguyễn Du về con người cũng như phương diện văn hóa ở con người. Thơng qua đoạn trích, cần giúp học sinh bình luận sức sống văn hóa của Truyện Kiều. Để đánh giá sức sống văn hóa của tác phẩm, học sinh phải nắm được những thành tựu văn hóa của Truyện Kiều và có kiến thức về lịch sử hình thành và tiếp nhận của tác phẩm. Muốn vậy, học sinh phải được bổ sung về tri thức văn hóa và vận dụng linh hoạt tri thức văn hóa đó.
Việc phải bình luận và đánh giá giá trị, sức sống văn hóa của Truyện
Kiều trong tổng thể tinh thần văn hóa dân tộc đã đặt người học trước một mâu
thuẫn về nhận thức: phải có tri thức văn hóa về tác phẩm học sinh mới có thể đánh giá được. Vì vậy, buộc học sinh phải tự tìm hiểu, làm giàu tri thức văn hóa của mình và vận dụng hiệu quả vào việc đánh giá chính xác vị trí và ý nghĩa tác phẩm.
Nhiệm vụ của giáo viên là đặt ra câu hỏi và gợi mở để học sinh tìm ra được câu trả lời. Câu hỏi ở đây là tạo ra một tình huống có vấn đề và người học tìm ra câu tả lời chính là giải quyết được tình huống, bình luận, đánh giá được giá trị văn hóa của đoạn trích và của cả tác phẩm. Học sinh sẽ vận dụng những kiến thức văn hóa đã được bổ sung và sẵn có để giải quyết vấn đề. Như vậy, bài học khơng bị bó hẹp trong phạm vi một đoạn trích đơn lẻ và học sinh hiểu sâu, nắm tác phẩm một cách bao quát và toàn diện hơn.