Tri thức văn hóa có vai trò quan trọng trong Truyện Kiều 1.Truyện Kiều có tri thức văn hóa phong phú

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 42)

3. TRI THỨC VĂN HÓA CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG ĐỌC HIỂU

3.2. Tri thức văn hóa có vai trò quan trọng trong Truyện Kiều 1.Truyện Kiều có tri thức văn hóa phong phú

3.2.1.Truyện Kiều có tri thức văn hóa phong phú

Truyện Kiều đã đạt được nhiều thành tựu văn hóa lớn, trên nhiều cấp độ, nhiều phương diện. Hễ đọc đến câu thơ nào, phân tích đến câu chữ nào, ta cũng có thể thấy những yếu tố văn hóa ở đó. Văn hoá thể hiện ở những biểu hiện nhỏ nhất đến những biểu hiện cao nhất, lớn nhất. Ở mỗi vấn tác giả đặt ra trong tác phẩm cũng liên quan đến cái nhìn văn hóa, triết học, những suy tư, trải nghiệm về cuộc sống, con người. Chiều sâu văn hóa trong nhận thức, văn hóa học hành, thi cử, tư tưởng cũng được thể hiện qua hình tượng tác giả. Các chi tiết, yếu tố nghệ thuật, mỗi lời nói, suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm cũng thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh, tinh thần, văn hóa phong tục... Một chi tiết rất nhỏ như miêu tả cảnh nàng Kiều tự bán mình chuộc cha cũng thể hiện cái nhìn văn hóa trong đó: văn hóa ứng xử của người Việt thiên

về tình nghĩa, tình cảm. Cách tác giả miêu tả lại sự kiện đó là sự thể hiện của văn hóa, thể hiện sự thấu hiểu và cảm thông trước những nỗi khổ của con người trước những tình huống khó khăn... Văn hoá còn biểu hiện ở mức độ cao hơn, đó là quan niệm về cái đẹp, quan niệm về con người ở chiều sâu văn hoá, ở tầm nhân loại. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, văn hóa được thể hiện trong từng câu thơ, từng chữ nhà thơ dùng.

Như ở phần 2, chúng ta đã thấy Truyện Kiều đã đạt được nhiều thành tựu văn hóa trên nhiều phương diện, đặc biệt ở hai phương diện: con người và ngôn ngữ. Những thành tựu văn hóa này đã góp phần tạo nên tác phẩm, tạo nên giá trị của tác phẩm. Giá trị văn hóa chính là kết tinh sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Truyện Kiều được xem là “tập đại thành của ngôn ngữ dân tộc” đã góp lớn vào nền việc làm giàu, nâng cao ngôn ngữ văn học dân tộc. Cùng với ngôn ngữ là quan điểm và thái độ tiến bộ về con người,

Truyện Kiều đã đóng góp những thành tựu văn hóa lớn vào tổng thể giá trị văn hóa tinh thần dân tộc. Chính vì vậy, những tri thức văn hóa này cần được hiểu và liên tưởng, vận dụng khi khai thác giá trị văn học của đoạn trích “ Nỗi thương mình”.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 42)