Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam, Nha Trang (Trang 31)

Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.

Khi nghiên cứu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp ta sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Tất cả tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

- Tài sản này hình thành từ nguồn nào, từ vốn chủ sở hữu hay vốn vay. - Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong tài chính của doanh nghiệp.

Một số nhóm chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ số đòn bẩy tài chính

Tỷ số nợ

Tổng nợ Tỷ số nợ =

Tổng tài sản

Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.  Tỷ số tài trợ Vốn chủ sở hữu Tỷ số tài trợ = Tổng nguồn vốn Hay Tỷ số tài trợ = 1 – Tỷ số nợ

Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được khả năng chủ động của doanh nghiệp hay mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Nếu tỷ số này càng lớn thì uy tín của doanh nghiệp càng cao và là cơ sở cho các chủ nợ tin tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngược lại doanh nghiệp có lợi nhưng mức độ rủi ro cao.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Tổng tài sản

=

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn luôn lớn hơn 1. Nếu hệ số này bằng hoặc nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đã mất hết vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

=

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên, nếu cao quá sẽ không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Thông thường, hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nếu nó lơn hơn 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán.

Hệ số thanh toán nhanh

Tiền và tương đương tiền

=

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động lớn hơn 0,5 là tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh nghiệp có khả năng chi trả công nợ nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền gây ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ đến hạn.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

= x 100% Tổng doanh thu và thu nhập

Trong một kỳ kinh doanh, cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước hay sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

= x 100% Tổng tài sản bình quân

Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hay sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

= x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam, Nha Trang (Trang 31)