Sức ép của khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam, Nha Trang (Trang 25)

Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua có thể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, khi người mua yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội để tăng giá kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Người mua gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp.

Áp lực của khách hàng thường được thể hiện trong các trường hợp sau: - Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua là một số ít và có quy mô lớn. Hoàn cảnh này cho phép người mua chi phối các công ty cung cấp.

- Khách hàng mua một khối lượng lớn. Trong hoàn cảnh này người mua có thể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thể để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý.

Nguy cơ đe dọa từ các sản

phẩm và dịch vụ thay thế Nguy cơ đe dọa từ những

người mới vào cuộc

Quyền lực thượng thừa của nhà cung ứng Quyền lực thượng thừa của người mua CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ NHÀ CUNG ỨNG CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

- Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng số đơn đặt hàng.

- Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình.

- Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả...của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam, Nha Trang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)