Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh pháp triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nhà sách tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và ổn định.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được xem là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt hiện nay Chính phủ đang có phương hướng phổ biến sách đến mọi miền của Tổ quốc, vì vậy hoạt động mua bán sách sẽ là một trong những hoạt động ưu tiên của Nhà nước.
Sự ra đời của Luật Xuất bản năm 2004 (được sửa đổi và bổ sung năm 2008) đã tạo ra hành lang pháp lý hết sức quan trọng cho hoạt động xuất bản trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thi hành luật vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế, một số quy định còn thiếu cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Điều này làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc liên kết xuất bản với thế giới bên ngoài.
Bên cạnh đó, nạn in lậu, in trái phép, vi phạm quyền tác giả diễn ra khá phổ biến; vẫn còn hiện tượng in ấn, sao chụp trái phép và phát tán các tài liệu bất hợp pháp...Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của nhà sách Phương Nam, đặc biệt là khi sản phẩm đó do nhà sách độc quyền xuất bản và lưu hành.