● Nội dung:
- Khoản tiền doanh nghiệp ứng trước cho công nhân viên hoặc cho các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp không tổ chức kế toán riêng để sử dụng vào mục đích mua vật tư, hàng hóa và các chi phí thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh18.
● Nguyên tắc hạch toán :
- Chỉ giao tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
-Chỉ giao tạm ứng để thực hiện những công việc đã quy định hoặc những nội dung đã được duyệt của giám đốc doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phải được giám đốc chỉ định bằng văn bản.
18
-Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm về số tiền đã nhận và phải sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung công việc đã được duyệt. Khi hoàn thành công việc người nhận tạm ứng phải quyết toán số tạm ứng đã nhận. Khoản tạm ứng dùng không hết phải nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng.
-Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng lần trước mới được nhận tạm ứng lần sau.19
● Chứng từ sử dụng :
Giấy đề nghị tạm ứng (03_TT)
Giấy thanh toán tiền tạm ứng (04_TT)
Phiếu chi
Các chứng từ gốc khác : hóa đơn, biên lai cước phí vận chuyển…. ● Kế toán chi tiết :
Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng người nhận tạm ứng, từng khoản, từng lần tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
● Kế toán tổng hợp :
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 141 _ Tạm ứng20
-Bên Nợ :
+ Khoản tạm ứng cho công nhân viên trong doanh nghiệp.
-Bên Có :
+ Khoản tạm ứng đã được thanh toán
+ Số tạm ứng chi không hết nộp vào quỹ hoặc trừ dần vào lương.
-Số dư Nợ : Số tiền tạm ứng chưa thanh toán.
Phương pháp hạch toán :
Sơ đồ 1.7 : Sơ đồ hạch toán kế toán khoản tạm ứng.
19
Bộ môn kế toán, Bài giảng kế toán tài chính 3, trang 5.
20
111,112 141 142,152,153,156,211… Chi tạm ứng dùng tạm ứng mua vật tư,
tài sản 111 Chi thêm 111 Nộp vào quỹ Chi tạm ứng 334 thừa Trừ vào lương