Đặc điểm nhận thức của học viên và trình độ tin học của học viên

Một phần của tài liệu Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn hà nội_luận án tiến sĩ giáo dục (Trang 50)

Đối tượng HV đa dạng về lứa tuổi, về trình độ học vấn. Bởi họ là những thanh niên và người lớn thiệt thòi về giáo dục, không có điều kiện học chính qui hoặc phải bỏ học dở chừng trước đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, nay có nhu

cầu tiếp tục học để đạt được trình độ THPT. Vì vậy ứng dụng CNTT trong DH cũng là cách thu hút HV học tập.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV là mục đích của việc ứng dụng CNTT trong DH, đồng thời cũng là điều kiện để thực hiện thành công việc ứng dụng CNTT trong DH.

Việc ứng dụng CNTT trong DH đòi hỏi dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV, HV phải có những phẩm chất, năng lực thích ứng trong hoạt động học tập như: có động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có phương pháp tự học ở mọi lúc, mọi nơi.

Việc xác định phẩm chất và năng lực của HV bổ túc THPT của trung tâm GDTX là một việc phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân tộc, vùng, miền, bản sắc văn hoá địa phương… Vì vậy, đội ngũ CBQL và GV nên tiến hành điều tra khảo sát một cách toàn diện để nắm vững đặc điểm của HV ngay từ đầu cấp học, đầu năm học, nhằm xây dựng kế hoạch DH, kế hoạch quản lí ứng dụng CNTT trong DH được sát và đúng.

Nhận xét chung

Trong quá trình quản lí của đội ngũ CBQL thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo qui luật của sự phát triển, thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng với nhau. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại trung tâm GDTX bao gồm: Hiệu lực của quản lí chuyên môn tại trung tâm GDTX; Trình độ chuyên môn và CNTT của GV và nhà quản lí; Hạ tầng kĩ thuật CNTT tại trung tâm GDTX; Môi trường quản lí và chuyên môn của trung tâm GDTX; Đặc điểm HV và trình độ tin học của HV.

Kết luận chương 1

Qua sự tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí ứng dụng CNTT trong DH ở các trung tâm GDTX, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Ngày nay CNTT được xem như là một công cụ mặc định được sử dụng ở các cơ sở đào tạo trong đó có trung tâm GDTX. Xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như ở Việt Nam đó là đưa ứng dụng CNTT vào DH, khai thác những lợi thế của nó để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình DH.

2. Vấn đề quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hiện chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống trên phương diện lí luận. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp, quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà nội là một hướng đi mới cần được quan tâm và đặt ra cấp bách.

3. Quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX là những tác động có tổ chức, có hướng đích của nhà quản lí để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV có hiệu quả, góp phần nâng cao CLDH. Để quản lí ứng dụng CNTT trong DH đạt hiệu quả, đội ngũ CBQL cần phải chú trọng các nội dung chính sau: Quản lí việc ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; Quản lí việc ứng dụng CNTT trong quá trình DH; Quản lí việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập; Quản lí việc ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.

4. Việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX mang tính đặc thù nên nhà quản lí phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo trong tất cả các khâu: Lập kế hoạch quản lí; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra và đánh giá... Đồng thời phải chú ý đúng mức các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX.

Trên đây là những lí luận cơ bản để chúng tôi làm căn cứ tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG

XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Tình hình phát triển trung tâm GDTX tại Hà Nội

2.1.1. Qui mô và thành tựu

Về quy mô, mạng lưới cơ sở GDTX

Mạng lưới, quy mô GDTX ở Hà Nội trong những năm vừa qua tiếp tục được củng cố và phát triển. Hiện nay GDTX Hà Nội có 31 trung tâm, trong đó có 2 trung tâm GDTX thành phố đó là trung tâm GDTX Đông Anh và trung tâm GDTX Hà Đông. Còn lại là 29 trung tâm GDTX cấp quận, huyện. Có 414 trung tâm học tập cộng đồng và 175 trung tâm tin học ngoại ngữ (các trung tâm không có yếu tố nước ngoài). Tính đến hết năm 2011 số HV theo học các chương trình GDTX là: 48.226 HV, trong đó có 10.843 HV theo học chương trình bổ túc THPT. Có 487.011 lượt người tham gia học tập các lớp chuyên đề khoa học kĩ thuật ở các trung tâm học tập cộng đồng. Nhiều trung tâm GDTX ở Hà Nội đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề trên địa bàn thành phố dạy BTVH và kết hợp với dạy nghề cho 4224 HV. Nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp bổ túc THPT.

Qui mô hệ thống GDTX cấp huyện tại Hà Nội bao gồm các trung tâm GDTX sau: TT Trung tâm GDTX cấp huyện Số CBQL Số GV Số HV Số phòng học Cơ hữu Hợp đồng 1 Ba Đình 2 8 29 360 10 2 Cầu Giấy 2 12 20 334 27 3 Đông Anh 2 13 25 799 17 4 Đống Đa 2 19 14 627 19 5 Hai Bà Trưng 2 12 14 238 9 6 Hoàng Mai 2 11 10 108 12 7 Nguyễn Văn Tố (HK) 2 14 24 224 13 8 Gia Lâm 4 16 30 294 14 9 Sóc Sơn 2 11 30 871 30 10 Tây Hồ 2 12 13 322 14

11 Thanh Xuân 3 9 75 727 16 12 Thanh Trì 3 27 44 905 41 13 Từ Liêm 2 16 26 419 14 14 Long Biên 4 17 1 315 14 15 Ba Vì 2 16 5 492 12 16 Chương Mỹ 1 14 328 11 17 Đan Phượng 2 14 13 362 14 18 Hoài Đức 3 13 51 777 20 19 Mỹ Đức 2 6 5 165 7 20 Phú Xuyên 3 14 5 276 12 21 Phúc Thọ 2 10 1 91 12 22 Sơn Tây 2 12 11 396 16 23 Thạch Thất 2 14 21 508 8 24 Thanh Oai 3 12 4 29 8 25 Thường Tín 2 11 3 119 8 26 Ứng Hoà 2 13 90 8 27 Hà Tây 3 8 6 187 11 28 Mê Linh 3 12 11 85 18 29 Quốc Oai 2 13 15 395 10 Tổng số 68 379 506 10.843 425

(Nguồn: số liệu thống kê giáo dục năm học 2010 – 2011 của Sở GD&ĐT Hà Nội)

+ Về quản lí nhà nước: GDTX là một bộ phận cấu thành trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội thuộc sự quản lí của Sở GD&ĐT Hà Nội. Có 29 trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Hà Nội, trung bình mỗi quận, huyện có 1 trung tâm. Với tổng số lên tới 425 phòng học trong đó có 399 phòng học kiên cố. Có 24 phòng thí nghiệm, 22 thư viện phục vụ cho GV và HV nghiên cứu, giảng dạy. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập của con em tại địa phương, đáp ứng yêu cầu phổ cập BTVH THPT cho mọi đối tượng cần học.

+ Đội ngũ CBQL: Tổng số CBQL ở 29 trung tâm GDTX tại Hà Nội là 68 CBQL, gồm giám đốc và phó giám đốc trung tâm. Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn 100% đạt chuẩn. Số CBQL đã bồi dưỡng QLGD là: 57 người; đã bồi dưỡng quản lí Nhà nước có: 19 người; đã bồi dưỡng lí luận chính trị trung cấp có: 42 người. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc quản lí hoạt động DH, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trung tâm GDTX.

+ Đội ngũ GV của GDTX tại Hà Nội: Tổng số có 885 GV, trong đó GV nữ là: 642 người, có 6 GV là người dân tộc. GV cơ hữu có 379 người, GV hợp đồng thì nhiều hơn với số lượng lên tới 506 người. Trình độ chuyên môn của GV cơ hữu

100% đạt chuẩn, đạt trên chuẩn là 35 người. Phần lớn GV đang giảng dạy tại các trung tâm GDTX là các GV phổ thông kiêm nhiệm hoặc là các GV được đào tạo để dạy ở hệ thống giáo dục chính quy (hiện nay chưa có hệ thống đào tạo GV riêng cho ngành học GDTX). Chính vì phần lớn GV giảng dạy tại các trung tâm GDTX hiện nay là GV kiêm nhiệm, họ là GV của hệ thống chính quy tập trung nên chưa được trang bị về PPDH cho người lớn ở các trung tâm GDTX. Việc kiểm tra, đánh giá, thi cử cơ bản rập khuôn theo công nghệ kiểm tra, đánh giá, thi cử của hệ thống giáo dục chính quy tập trung.

+ Về đối tượng HV tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà nội: Tổng số HV bổ túc THPT là 10.843 HV, trong đó số lượng HV nữ là: 3.657 HV. Có 52 HV là người dân tộc, số lượng HV từ 21 tuổi trở lên là: 894 HV. Mở rộng đối tượng đến tất cả những ai có nhu cầu và nguyện vọng (cán bộ, thanh niên và HS không được vào học ở các trường phổ thông).

Đối tượng học bổ túc THPT ở các trung tâm GDTX tại Hà Nội chủ yếu là những thanh niên, người lớn tuổi, những cán bộ, công chức do điều kiện công tác hoặc hoàn cảnh cá nhân nên không thể theo học các lớp chính quy. Bên cạnh đó còn có các lao động phổ thông từ các tỉnh về thành phố Hà Nội làm việc do trước đây chưa học hết chương trình THPT, nay cũng đến các trung tâm GDTX theo học bổ túc THPT. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của xã hội, HV vào học ở các trung tâm GDTX hiện nay còn bao gồm cả các em HS đã tốt nghiệp THCS, bổ túc THCS không có đủ điều kiện hoặc khả năng vào học ở các trường chính quy, bán công hoặc tư thục (số lượng ngày càng đông). Mỗi đối tượng nói trên đều có những mục đích học tập khác nhau:

Người lớn tuổi đã tham gia lao động, công tác: tham gia học tập để hoàn thiện học vấn phổ thông, giúp cho công việc đang làm đạt hiệu quả cao hơn hoặc tiếp tục học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Đặc biệt thành phố Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều lao động ở nông thôn và miền núi về làm việc. Vì thế trung tâm GDTX là nơi rất phù hợp cho đối tượng HV lớn tuổi theo học. Thời gian tham gia học tập chương trình bổ túc THPT tại các trung tâm GDTX là thời gian người lao động vừa học, vừa làm. Học để hoàn thiện chương trình văn hoá THPT, đồng thời, vẫn tiếp tục công việc mà mình đã lựa chọn. Chính trong quá trình học tập, kiến thức văn hoá phổ thông của người học được nâng lên, người học có cơ hội và khả năng để tiếp thu những kiến thức mới ở trình độ cao hơn và vì thế họ có thể sẽ phải tiếp tục lựa chọn hướng học lên tiếp tục để nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ đối với nghề mình đã chọn hoặc thậm chí lựa chọn một nghề khác để học tập và sẵn sàng chuyển nghề khi có đủ điều kiện.

+ Về nội dung chương trình: Thực hiện nhiều loại nội dung chương trình (chương trình XMC, chương trình sau XMC, chương trình bổ túc cấp II, III...). Đặc biệt là chương trình BTVH đã tăng từ 5 môn lên 7 môn và đến ngày nay là 10 môn. (trong đó 7 môn là bắt buộc, 3 môn tự chọn) Nội dung chương trình giáo dục bổ túc không ngừng được cải tiến theo hướng tiếp cận dần với chất lượng giáo dục phổ thông đồng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho những ai có nhu cầu tiếp tục học lên bậc trên.

Về chỉ đạo ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục

Theo công văn số: 6675/SGD&ĐT-KHCN của sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện trường học, Ứng dụng CNTT năm học 2010-2011, đã chỉ đạo các đơn vị trường học, bao gồm cả trung tâm GDTX có một số điểm đáng chú ý như sau:

- Tăng cường sử dụng hệ thống E-mail@hanoiedu.vn, định hướng xây dựng Website cho các đơn vị. Thực hiện gửi, nhận thông tin văn bản giữa Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc qua thư điện tử (e-mail) và Website của ngành.

- Tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, phổ biến công tác qua mạng. - Khai thác, sử dụng và DH bằng phần mềm mã nguồn mở. Các cơ sở giáo dục cần tổ chức tập huấn cho cán bộ, GV và cài đặt phần mềm mã nguồn mở trong công tác quản lí cũng như dạy học: Open Office, hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu, Asianux… trình duyệt Web Google Chrome, Firefox, bộ gõ tiếng việt Unikey 4.0, phần mềm Moodle quản lí e-learning.

- Đẩy mạnh một cách hợp lí việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Tránh lạm dụng CNTT trong quá trình DH. Cần coi trọng CNTT là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả DH.

- Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-learning. Các đơn vị chỉ đạo GV đăng ký tham gia các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy và học trực tuyến tại địa chỉ http://daotao.hanoi.edu.vn gồm các nội dung: Tổ chức thi trắc nghiệm online, chia sẻ giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử… Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-learning” do Bộ GD&ĐT và quỹ Laurence S. Tính tổ chức, với khẩu hiệu chung “Mỗi GV xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”. Theo đó HV có thể khai thác thư viện bài giảng e-learning để tự học.

- Phối hợp chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ứng dụng CNTT cho GV, CBQL. Xây dựng đội ngũ phụ trách CNTT trong các đơn vị giáo dục. Các đơn vị chủ động tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho 100% CBQL, GV, nhân viên dưới 50 tuổi đối với nam và dưới 45 tuối đối với nữ- riêng cấp mầm non 50%. nội dung bồi dưỡng là các kỹ năng cơ bản (Soạn thảo văn bản, khai thác internet, sử dụng thư điện tử, phần mềm trình chiếu…) biết ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy.

- Tiếp tục triển khai dạy môn tin học trong nhà trường: đối với trường Tiểu học, THCS, GDTX ở những nơi có điều kiện về máy tính, GV cần triển khai ứng dụng CNTT theo cách tích hợp vào các môn học thông qua các công cụ, PMDH bộ môn thay vì học môn tin học; không nhất thiết theo chương trình và sách tự chọn một cách cứng nhắc.

- Tiếp tục đầu tư CSVC thiết bị CNTT và truyền thông, làm cơ sở cho việc ứng dụng CNTT trong quản lí, giảng dạy và học tập.

- Kiện toàn đội ngũ phụ trách CNTT trong các cơ sở giáo dục. Trong công tác tuyển dụng GV và cán bộ QLGD cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế không áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay không có chứng chỉ tin học ứng dụng ABC.

Một phần của tài liệu Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn hà nội_luận án tiến sĩ giáo dục (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w