Chúng tôi tiến hành dự giờ và thu các sản phẩm của khóa tập huấn đó là các GAĐT của GV. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. So sánh kết quả nhóm TN và nhóm ĐC
TT Nội dung Nhóm TN Nhóm ĐC
1 Số GADHTC có ứng dụng CNTT 58 35 2 Số tiết dạy có ứng dụng CNTT 21 15
Như vậy, chúng ta thấy số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT mà nhóm TN thiết kế nhiều hơn hẳn so với nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ, khóa tập huấn được đánh giá là rất hiệu quả. Cụ thể số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT của nhóm GV tham gia TN là: 58, số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT GV ở trung tâm làm ĐC là 35. Số tiết dạy có ứng dụng CNTT ở nhóm GV tham gia TN là 21, trong khi đó số tiết dạy có ứng dụng CNTT ở trung tâm làm ĐC là 15.
Kết thúc khóa tập huấn, chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá các hình thức ứng dụng CNTT vào DH của GV nhóm TN, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6. So sánh nhóm TN trước và sau TN TT Hình thức đánh giá Trước TN Sau TN P ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Soạn thảo văn bản 2.52 0.79 3.13 0.76 0.005 2 Tính toán xử lí số liệu phục vụ
bài giảng 2.47 0.95 3.08 0.73 0.008 3 Thiết kế GA (GADHTC có ứng
dụng CNTT) 2.59 0.67 3.13 0.69 0.004 4 Truy cập Internet để lấy tư liệu
phục vụ bài giảng 2.43 0.71 3.21 0.74 0.002 5 Ứng dụng phần mềm để thiết
kế kế hoạch DH 2.43 0.90 3.17 0.72 0.003 6 Thiết kế các hình thức kiểm tra,
đánh giá cho học viên 2.56 0.79 3.13 0.76 0.005 Đánh giá chung về các hình thức ứng
dụng CNTT của GV 2.52 0.79 3.13 0.76 0.005
Nhận xét chung:
Qua khóa tập huấn “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH” cho thấy các hình thức về ứng dung CNTT vào DH của GV đã được nâng cao rõ
rệt. Trước TN điểm trung bình của nhóm TN là X = 2.52; Sau TN điểm trung bình của nhóm TN tăng lên là X = 3.13.
Sau khi kiểm định điểm trung bình bằng hàm Ttest trong bảng tính Excel cho kết quả P = 0.005, nghĩa là các hình thức ứng dụng CNTT của GV nơi tiến hành TN rất đồng đều. Theo giả thiết đặt ra P < 0.05 nghĩa là sự chênh lệch ĐTB có ý nghĩa. Chứng tỏ có được kết quả này hoàn toàn không phải xảy ra ngẫu nhiên mà do những tác động tích cực của đội ngũ CBQL nơi tiến hành TN. Kết quả cho chúng ta thấy về năng lực ứng dụng CNTT trong DH của GV được nâng lên vững vàng hơn, đặc biệt là đội ngũ CBQL đứng đầu là GĐ trung tâm đã quản lí, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cho GV trong khóa tập huấn này rất đúng hướng và mang tính thực tiễn cao. Qua đó sẽ từng bước nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBQL ở trung tâm này. Như vậy, dựa trên kết khảo sát, điểm trung bình tăng, độ lệch chuẩn giảm (sự phân tán ít) cho phép chúng ta kết luận: Việc tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH ở trung tâm GDTX&DN Cầu Giấy mang lại hiệu quả cao và rất cần thiết cho các trung tâm GDTX hiện nay.
Sau khi khảo sát về mức độ, trình độ ứng dụng CNTT vào DH của 23 GV tham gia TN, chúng tôi có tiến hành dự giờ ở một số tiết dạy có ứng dụng CNTT và rút ra nhận xét sau:
Về cơ bản GV đã chuẩn bị kế hoạch bài giảng rất chi tiết trước khi lên lớp, trong quá trình DH, GV thực hiện bài giảng rất hấp dẫn. Đối với những nội dung trừu tượng trong bài, GV đã trình chiếu, mô phỏng bằng các Video Clip trong một thời gian ngắn, đủ để HV hiểu và có thể tự mình chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng mới.
Với đối tượng là HV lớn tuổi ở trung tâm GDTX rất đặc thù, phần lớn tiếp thu bài chậm, thời gian dành cho học tập và nghiên cứu không nhiều vì họ vẫn phải đi làm hàng ngày nên ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho đối tượng này là rất phù hợp. HV sẽ không cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán khi tiến hành các hoạt động lĩnh hội kiến thức và luyện tập các bài tập bổ trợ... Đồng thời HV còn được GV hướng dẫn cách khai thác và lưu trữ các tài liệu liên quan đến bài học không khó khăn, tốn kém. Việc tìm kiếm thông tin dễ dàng, nhanh chóng giúp HV hào hứng học tập, tiết kiệm được thời gian và hiệu suất học tập được nâng cao hơn.
Nhóm GV tham gia TN đều đánh giá cao về vai trò và những lợi ích mà CNTT mang lại. Nội dung của khóa tập huấn tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH rất phù hợp với tính đặc thù của đối tượng GV cũng như HV
tại trung tâm GDTX. Đặc biệt đối với các tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV về cơ bản rất hiệu quả, đã tạo niềm say mê, hứng thú cho HV, đó chính là những thành công ban đầu của quá trình đổi mới PPDH.
Khi tiến hành phỏng vấn đội ngũ CBQL, thầy Nguyễn Phú Việt – giám đốc trung tâm GDTX&DN quận Cầu Giấy cho biết: “Sau thời gian tổ chức thực nghiệm tại trung tâm, trình độ, năng lực ứng dụng CNTT vào DH của đội ngũ GV được nâng lên. Ứng dụng CNTT vào DH làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn, thái độ học tập của HV cũng tích cực hơn. Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh được GV sử dụng có mức độ, hợp lí, không bị lạm dụng, quá tải đối với HV. Đặc biệt GV còn chú ý đến tâm lí lứa tuổi của HV để chọn lựa hiệu ứng minh họa cho các nội dung trừu tượng của bài giảng, điều đó chứng tỏ GV ứng dụng CNTT trong DH rất phù hợp và hiệu quả”.
Phần lớn GV đều nhận xét: “Ứng dụng CNTT vào quá trình DH giúp chúng tôi thực hiện được mục tiêu của bài giảng, HV hiểu bài và hứng thú học tập hơn. Việc lựa chọn các phần mềm phù hợp để thiết kế các tư liệu điện tử giúp cho nội dung bài giảng sinh động, cho phép HV khám phá, hệ thống và khắc sâu kiến thức”.
Để biết được nhận thức của GV về ưu thế của việc ứng dụng CNTT trong DH so với việc không sử dụng CNTT trong DH trước kia, chúng tôi tiếp tục khảo sát tại đội ngũ GV gồm (23 GV) kết quả thu được như sau:
Bảng 3.7: Đánh giá ưu thế của việc ứng dụng CNTT trong DH của GV so với việc không ứng dụng CNTT trong DH trước kia.
TT Đánh giá Trước TN Sau TN
SL % SL %
1 Ưu thế hơn 18 78.3 21 91.3
2 Ưu thế như nhau 2 8.7 2 8.7
3 Ít ưu thế 2 8.8 0 0
4 Không ưu thế 1 4.3 0 0
Nhìn vào kết quả khảo sát khi đánh giá ưu thế của của việc ứng dụng CNTT trong DH ở các trung tâm GDTX cho thấy: Gần 80% GV đều nhận thấy PPDH có ứng dụng CNTT chiếm nhiều ưu thế hơn PPDH trước kia. Hầu hết GV cho rằng
việc ứng dụng CNTT trong DH sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HV, HV sẽ hứng thú hơn khi tiếp thu kiến thức. Trong quá trình trao đổi, phỏng vấn hầu hết GV đều có chung nhận xét: Cái được lớn nhất khi ứng dụng CNTT trong DH là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến HV. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế được việc GV bị “cháy giáo án” vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường trước kia, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo/ cất tranh ảnh, để làm các thí nghiệm… thì ngày nay chỉ cần một cú click chuột trên màn hình sẽ hiển thị rất sinh động các hình ảnh, các phản ứng của thí nghiệm cần giảng dạy. Bên cạnh quan điểm đó, có khoảng 12% GV cho rằng việc ứng dụng CNTT trong DH là ít ưu thế và không ưu thế. Với nhận thức này cho thấy số GV này vẫn chưa đánh giá hết được vai trò của CNTT, của mạng Internet đối với GD&ĐT… Có lẽ họ đã quá quen với cách DH truyền thống mà GV là trung tâm còn HV là người thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức.
Để giải đáp những suy nghĩ này, việc khảo sát bằng phiếu kết hợp với việc tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với GV về ưu thế và hạn chế của việc sử dụng CNTT trong DH sẽ làm sáng tỏ điều đó.
Theo như kết quả khảo sát ở bảng 3.7 thì hầu hết GV đều cho rằng DH có ứng dụng CNTT chiếm ưu thế hơn và biểu hiện của sự “ưu thế hơn” trong bảng 3.7 là ở chỗ: Bài giảng khi ứng dụng CNTT sẽ sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với bài giảng không ứng dụng CNTT. Mỗi một giờ học như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của HV, thu hút được sự chú ý xây dựng bài của HV, phù hợp với đặc điểm rất đặc thù của HV lớn tuổi. Khi đó HV thực sự là chủ thể của họat động nhận thức. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học sẽ trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm…để giải quyết vấn đề theo “cách nghĩ” của riêng mình. Từ đó, nắm bắt được kiến thức chính là phương pháp “tạo nguồn kiến thức mới” mà không theo những khuôn mẫu sẵn có. Tuy nhiên để DH theo phương pháp này, mỗi GV phải nỗ lực hơn rất nhiều trong việc chuẩn bị và soạn bài so với DH theo phương pháp truyền thống. Không những thế, một giờ học có ứng dụng CNTT sẽ tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm và giúp hoàn thiện tốt hơn kĩ năng sử dụng máy tính của HV. Bởi lẽ, trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của HV là không thể đồng đều tuyệt đối thì khi ứng
dụng CNTT trong DH sẽ làm tăng cường cá thể hóa trong học tập và sự hợp tác giữa các cá nhân: thầy-trò, trò-trò, sẽ giúp thuận tiện hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Với phương tiện là máy tính, ngưòi học có thể thực hiện các “thao tác của tư duy” ngay trên máy tính và điều đó sẽ được khẳng định đúng hay sai, làm lại hay lựa chọn tiếp một cách chính xác và công bằng. Điều này càng gây hứng thú cho HV trong quá trình học tập và HV sẽ tự tìm ra tri thức nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ dạy.
Sau khi TN chúng tôi lấy ý kiến về khả năng sử dụng tin học cơ bản của đội ngũ GV kết quả thu được như sau:
Bảng 3.8 Thống kê khả năng sử dụng tin học cơ bản của đội ngũ GV:
Tổng
số Các mức độ
Trước TN Sau TN Ghi
chú SL % SL % 24 Thành thạo 5 21.7% 8 34.8% Sử dụng cơ bản 6 26.1% 14 60.9% Biết ít 4 17.4% 1 4.3% Chưa biết 8 34.8% 0 0%
Qua bảng thống kê cho thấy sau TN trung tâm GDTX &DN quận Cầu Giấy về cơ bản, đội ngũ GV có trình độ chuyên môn khá tốt về tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính, đây thực sự là nhân tố nòng cốt cho việc ứng dụng CNTT trong DH ở trung tâm. Trên thực tế ở các trung tâm GDTX hiện nay có đội ngũ GV trẻ mới ra trường khá đông, các GV này mặc dù không phải là GV tin học nhưng đã tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ bản. Vì vậy trong mấy năm gần đây số lượng GV có trình độ tin học tăng lên đáng kể, nhiều GV ở các trung tâm GDTX đã bắt đầu giảng dạy bằng GAĐT nhất là các đơn vị được trang bị máy chiếu đa năng.
Sau khi TN chúng tôi đã lấy ý kiến phản hồi khách quan của 148 HV ở trung tâm GDTX&DN quận Cầu Giấy về tình hình ứng dụng CNTT trong DH của GV, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.9: Ý kiến của HV về tình hình ứng dụng CNTT trong DH của GV
tích cực, chủ động trong giờ học ứng dụng CNTT nhiều nhất ứng dụng CNTT hay nhất SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Toán 111 75% 37 25% 110 74.3% 74 50% 91 61.5% Lý 116 78.4% 32 21.6% 108 73% 77 52% 118 79.7% Hóa 135 91.2% 13 8.8% 114 77% 111 75% 121 81.7% Sinh 125 84.5% 23 15.5% 100 67.6% 114 77% 139 93.9% Văn 129 87.2% 19 12.8% 102 68.9% 83 56% 38 25.6% Sử 107 72.3% 41 27.7% 108 73% 94 63.5% 88 59.5% Địa 110 74.3% 38 25.7% 101 68.2% 91 61.5% 97 65.5%
Qua tổng hợp từ phiếu điều tra 148 HV chúng tôi thấy các biện pháp quản lí cũng đã tác động tích cực đến GV và HV.
Với kết quả này, chúng tôi thấy mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đã đạt được. Các tiết dạy ứng dụng CNTT rất hấp dẫn HV, được HV đón nhận nồng nhiệt. Điều đặc biệt ở kết quả này là ở chỗ chính GV đã truyền cho HV niềm say mê khám phá CNTT. Chứng tỏ các biện pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong DH là khả thi và rất cần thiết.
Với kết quả TN có thể khẳng định qua khoá bồi dưỡng này trình độ ứng dụng CNTT của GV đã được cải thiện, đồng thời chất lượng ứng dụng CNTT trong DH của GV được nâng lên.
Đánh giá chung:
Qua tổ chức TN biện pháp thứ 2: “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH”, có thể rút ra nhận xét chung sau đây:
Kết quả đánh giá về trình độ, mức độ ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH của nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC.