đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào DH
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo cũng như thống nhất trong việc chỉ đạo cho GV ứng dụng CNTT vào DH.
Việc sử dụng các hình thức khen thưởng, kỷ luật một mặt tạo động lực, khích lệ, động viên đối với những cán bộ quản lí, GV và HV tích cực sáng tạo trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập. Mặt khác hình thức thi đua khen thưởng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào DH còn góp phần quan trọng trong việc chấn chỉnh, nghiêm khắc phê bình hoặc có hình thức kỷ luật phù hợp đối với những trường hợp thờ ơ, không tích cực hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.2.6.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp
Người lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phải đưa ra các quy định, quy chế bắt buộc cán bộ, nhân viên trong trung tâm nghiêm chỉnh thực hiện.
chất để động viên, khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của CBGV. Đồng thời đó cũng là việc làm cần thiết để GV đề cao danh dự và tự khẳng định năng lực của bản thân. Làm được công tác thi đua khen thưởng tốt sẽ tạo cho hội đồng giáo dục đơn vị một không khí thoải mái, tự tin, tạo phong trào thi đua phấn đấu của từng cá nhân GV trong trung tâm từ đó sẽ góp phần nâng cao CLDH.
Các trường hợp được khen thưởng: Các cá nhân đảm bảo kế hoạch số tiết ứng dụng CNTT trong học kỳ; Mức độ thực hiện tốt: thường xuyên và hiệu quả; Có nhiều tiết dạy tốt ứng dụng CNTT được Ban giám đốc, đồng nghiệp, HV đánh giá cao.
Xây dựng tiêu chuẩn với mức lương và chế độ đãi ngộ hợp lý đối với GV hợp đồng tin học và cán bộ chuyên môn về CNTT.
Hình thức và mức độ thưởng: Động viên, biểu dương, tặng danh hiệu thi đua theo quy định của ngành, thưởng bằng tài chính.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện
GĐ trung tâm kết hợp với đội ngũ CBQL chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, chương trình các bài dạy, tiết dạy cụ thể, thống nhất xem các mảng việc nào, bài dạy nào, tiết dạy nào có thể ứng dụng CNTT để đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Giao cho các tổ, nhóm xây dựng và góp ý cho các bài dạy có ứng dụng CNTT cho GV.
GĐ trung tâm phải phân công một lãnh đạo phụ trách việc ứng dụng CNTT trong quản lí và trong quá trình DH. Chú trọng đầu tư về con người, thời gian và tài chính cho việc khích lệ, khen thưởng những cá nhân, tập thể tích cực ứng dụng CNTT trong DH.
+ Các danh hiệu thi đua cụ thể hoá rõ ràng
+ Khi đánh giá thi đua không tuỳ tiện, phải thống nhất từ trên xuống dưới, theo đúng văn bản của ngành và quy định của trung tâm.
+ Biểu dương kịp thời cho việc tự rút kinh nghiệm, công khai ưu điểm, đặc biệt là nhược điểm trong giờ dạy. (Coi đó là những sáng kiến kinh nghiệm).
+ Thưởng bằng tài chính, xứng đáng, phù hợp với thực tế.
+ Phê bình, xử lý khuyết điểm cần được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Những cá nhân thiếu tích cực cần bị xử lý dứt điểm, nghiêm khắc.
+ Những cá nhân bị phê bình phải được đề cập cụ thể như những cá nhân khen thưởng; không nhận xét chung chung, qua loa, chỉ đích danh người chưa làm
được. Từ đó tạo động lực cho các cá nhân, tập thể ứng dụng CNTT trong DH thường xuyên và hiệu quả.
Cân đối nguồn ngân sách của trung tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, GV đi học tập, bồi dưỡng về kiến thức CNTT hoặc trích một phần ngân sách để khích lệ, khen thưởng, động viên các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt hoặc ứng dụng có hiệu quả CNTT trong DH.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT về lĩnh vực khai thác ứng dụng CNTT vào DH, GĐ trung tâm xây dựng các kế hoạch để tổ chức thực hiện đồng thời đưa ra các văn bản, quyết định cụ thể, chi tiết phân công đến từng tổ, nhóm và các thành viên tại trung tâm triển khai thực hiện.
- Có sự quan tâm đầu tư về chính sách và tài chính rõ ràng, cụ thể xứng đáng với công sức của những cá nhân tích cực ứng dụng CNTT vào DH.
- Phải khích lệ, động viên cổ vũ mọi người cam kết thực hiện nhiệm vụ mới. - Phải đánh giá một cách khách quan những ưu, nhược, mạnh yếu để phát huy những gì tốt nhất trong mỗi GV.
- Phải được đầu tư, chủ động trích nguồn riêng cho thi đua khen thưởng một cách xứng đáng phù hợp với thực tế hiện nay.