dụng CNTT
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng và thực hiện được một quy trình chuẩn áp dụng cho GV ở trung tâm GDTX giảng dạy ở tất cả các bộ môn khi thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trong các bài dạy.
3.2.4.2. Nội dung và ý nghĩa của biện pháp
Sau khi trung tâm tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ bản và trình độ sử dụng các PMDH cho đội ngũ GV thì công việc tiếp theo khó khăn hơn đó là làm thế nào để giúp họ ứng dụng được những điều đã học vào việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Và những GA đó có thể sử dụng để tổ chức hoạt động DH trong phòng học ĐPT mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay ở các trung tâm GDTX. Qua điều tra thực tế ở các trung tâm cho thấy, hầu hết các trung tâm chưa có quy trình hướng dẫn GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Cho nên tác giả đã mạnh dạn đề xuất quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT như sau:
Trước hết mỗi GV cần nắm được bản chất của GADHTC có ứng dụng CNTT:
Để thiết kế được GADHTC phải trải qua 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học. Để xác định được mục tiêu của bài học GV cần phải làm tốt những việc sau:
GADHTC có ứng dụng CNTT=GADHTC + ứng dụng CNTT ở mức cơ bản
Giai đoạn 1 Xác định mục tiêu bài học Giai đoạn 4 Thiết kế các hoạt động nhận thức của HV Giai đoạn 3 Lựa chọn và phối hợp các PPDH Giai đoạn 2 Lựa chọn TBDH
- Tìm hiểu những yêu cầu chung của chương trình môn học, căn cứ vào nội dung bài học và năng lực hiện có của HV.
- Trên cơ sở đó xác định mục tiêu của bài học ở các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt ở HV.
+ Những yêu cầu về nắm vững tri thức, gồm các cấp độ: biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
+ Những yêu cầu về kỹ năng, có các kỹ năng: nhận biết, vận dụng, thực hành… + Những yêu cầu về giáo dục thái độ cho HV, có các cấp độ: tiếp thu, hưởng ứng, đánh giá, tổ chức giá trị mới, hành động theo giá trị…
+ Những yêu cầu về phát triển nhận thức cho HV như: chú ý, quan sát, tưởng tượng, tư duy, cảm xúc, khả năng sáng tạo…
* Giai đoạn 2: Lựa chọn TBDH
Khi lựa chọn TBDH, GV cần phải căn cứ vào CSVC hiện có của các trung tâm, cần phải xác định được các TBDH mà mình cần dùng trong bài dạy đồng thời có các phương án dự phòng khi các TBDH có thể bị hỏng khi đang sử dụng. Ngoài ra GV cũng cần phải có sự lựa chọn TBDH phù hợp với nội dung bài học, ý đồ sư phạm của mình và trình độ nhận thức của HV.
* Giai đoạn 3: Lựa chọn và phối hợp các PPDH
Lựa chọn và phối hợp các PPDH để có một giờ dạy đạt hiệu quả, GV cần phải căn cứ vào:
- TBDH
- Nội dung kiến thức cần truyền đạt - Đặc điểm về đối tượng người học - Đặc điểm của các PPDH.
Khi lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một bài dạy, GV cần lưu ý: không có PPDH nào là vạn năng. Mỗi một PPDH đều có ưu nhược điểm riêng của nó cho nên cần phải phối hợp giữa các phương pháp để lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp kia.
* Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động nhận thức của HV
Các hoạt động được thiết kế trong bài học cần phải được GV thực hiện theo tiến trình bài dạy, các hoạt động này phải phù hợp với phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà GV đã lựa chọn trước đó.
- Loại hoạt động khởi động: đây là loại hoạt động được thực hiện vào đầu giờ học với mục đích gây hứng thú học tập để HV hứng khởi bước vào bài học mới hoặc ôn lại kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học mới hoặc cung cấp những thông tin chính của bài học mới. Ngoài ra GV cũng có thể khởi động giờ học bằng hình thức tổ chức trò chơi mà thông qua đó GV vừa có thể nhắc lại kiến thức, kỹ năng cũ đồng thời cũng có thể giới thiệu kiến thức, kỹ năng mới. Việc lựa chọn khởi động giờ học cho HV không nên dập khuôn máy móc mỗi GV cần phải căn cứ vào nội dung bài mới, vị trí của bài mới trong chương trình, căn cứ vào TBDH và cũng cần phải căn cừ vào trình độ nhận thức của đối tượng người học… để có thể lựa chọn được hình thức khởi động giờ học phù hợp nhất, giúp cho HV có được tâm thế tốt nhất để bước vào bài học mới.
- Loại hoạt động thực hiện những mục tiêu cơ bản của bài học:
Loại hoạt động này được thực hiện vào thời gian chính của giờ học, bao gồm các hoạt động học tập của HV dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
- Loại hoạt động kết thúc bài học:
Loại hoạt động này diễn ra vào cuối giờ học, bao gồm các hoạt động với mục đích: + Tổng kết nội dung chính, kiến thức trọng tâm của giờ học
+ Hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng mới học vào giải quyết các vấn đề có liên quan.
+ Tiếp nhận những nhiệm vụ nối tiếp về bài học ở nhà và chuẩn bị bài mới.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Để thiết kế được các hoạt động đem lại hiệu quả trong quá trình DH, GV cần phải lưu ý những điểm sau:
Không nên chia một bài học thành quá nhiều hoạt động, vì như thế sẽ không thể làm nổi bật lên nội dung kiến thức và kỹ năng ở mỗi hoạt động, đồng thời cũng rất khó khăn trong việc tổ chức hoạt động DH.
Khi viết từng hoạt động nhận thức, GV cần nêu đủ những thông tin sau: (1) Tên của hoạt động nhận thức (nhiệm vụ nhận thức)
(2) Mục tiêu của hoạt động nhận thức
(3) Các việc làm cụ thể của GV và HV sẽ diễn ra (4) TBDH cần sử dụng
(5) Dự kiến thời gian
Trên cơ sở GV đã nắm vững việc thiết kế GADHTC, CBQL có thể hướng dẫn GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT theo quy trình sau:
* Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị chu đáo trước khi soạn GA sẽ giúp cho quá trình thiết kế GA của GV được diễn ra thuận lợi và nâng cao được chất lượng của GA. Để chuẩn bị cho việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, GV cần làm tốt những công việc sau: - Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy để nắm được nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy. - Soạn trước GA cho bài dạy theo cấu trúc của GADHTC
* Bước 2: Xây dựng ý tưởng cho việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử sẽ tích hợp vào GADHTC
Ý tưởng là khởi nguồn của mọi sự thành công cho nên đây là bước hết sức quan trọng. Ở bước này, GV cần thực hiện những công việc sau:
- Hình dung được toàn bộ tiến trình hoạt động sư phạm sẽ diễn ra trong giờ dạy. - Căn cứ vào mục tiêu của bài học và các hoạt động trong giờ dạy đã xác định. Trên cơ sở đó xác định xem phần nào, nội dung nào của bài dạy cần đến sự hỗ trợ của CNTT. Để giải quyết tốt những vấn đề này phải phụ thuộc vào trình độ tin học, năng lực sư phạm của mỗi GV.
Bước 3: Thực hiện các ý tưởng trên máy (Thiết kế nội dung tư liệu điện tử)
- Xử lý chuyển các nội dung trên vào máy tính để được một GADHTC có ứng dụng CNTT bằng các PMDH.
- Ý tưởng cho việc thiết kế nội dung các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC là do GV nghĩ ra, tuy nhiên để biến những ý tưởng ấy thành hiện thực, tức là có thể thể hiện được những ý tưởng trên máy tính lại là một việc không đơn giản, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ tin học của GV, chức năng của các PMDH. Khi thực hiện ý tưởng của mình không được nếu là do trình độ tin học còn hạn chế thì GV có thể tìm đến đồng nghiệp hoặc các chuyên gia tin học để được tư vấn, giúp đỡ. Còn nếu là do hạn chế của công nghệ, tức là với công nghệ hiện tại vẫn chưa thể thực hiện được thì GV buộc phải từ bỏ ý tưởng ban đầu và tìm đến với ý tưởng khác. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nỗ lực và sự linh hoạt, tùy cơ ứng biến của GV.
- Khi tiến hành thiết kế trên máy phải luôn chú ý đến yếu tố thời gian, tính khoa học, tính sư phạm
- Chạy thử nội dung tư liệu điện tử đã thiết kế được trên máy tính để điều chỉnh những sai xót về mặt kỹ thuật và sự bất hợp lí trong thiết kế.
- Cuối cùng sau khi đã hoàn thiện nội dung tư liệu điện tử để tích hợp vào GADHTC cần phải có phương án sao lưu dự phòng (lưu lại trên máy tính, lưu vào USB, lưu vào đĩa CD… và lưu trên mạng Internet dưới dạng thư điện tử cũng rất tiện lợi và an toàn).
Sau khi GV đã thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT thì việc hướng dẫn họ sử dụng GA ấy vào các giờ dạy cũng hết sức quan trọng. GA có thiết kế tỉ mỉ đến mấy nếu như không nắm được cách thức sử dụng nó thì chắc chắn giờ dạy sẽ không đem lại hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH như mong muốn. Để giúp GV sử dụng có hiệu qủa GADHTC có ứng dụng CNTT, CBQL có thể hướng dẫn họ sử dụng loại GA này theo quy trình sau:
* Bước 1: Chuẩn bị cho các giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT
Để có thể tiến hành DH bằng GADHTC có ứng dụng CNTT GV cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị sau : Máy vi tính (máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay); Máy chiếu đa năng, màn chiếu; hệ thống loa phát thanh… Vì vậy nếu GV tiến hành DH trong phòng học ĐPT mà có đầy đủ những TBDH hiện đại thì chỉ cần mất ít phút xác minh rằng những thiết bị ấy vẫn hoạt động tốt là được. Khi GV tiến hành dạy trên các lớp học thông thường chưa được trang bị sẵn những thiết bị cần thiết cho DH thì trước khi vào giờ học, GV phải nhanh chóng cùng với sự hỗ trợ của người khác lắp đặt nhanh hệ thống máy tính, máy chiếu đa năng, loa phát thanh… vào phòng học để sẵn sàng tiến hành DH. GV lưu ý với công việc chuẩn bị này cần phải được thực hiện nhanh và hết sức cẩn thận. Ngoài ra trong khâu chuẩn bị, GV cũng phải lường trước tình huống không mong muốn đó là giờ dạy đang tiến hành thì bị mất điện đột ngột. Để xử lý sự cố này tốt nhất là tất cả các TBDH hiện đại đều phải được cắm qua bộ lưu điện. Còn trong điều kiện trung tâm chưa có bộ lưu điện, thì GV cần phải tìm cách báo ngay cho nhân viên ở trung tâm khởi động hệ thống máy phát điện. GV cũng cần phải tính đến trường hợp xấu nhất đó là không thể khắc phục được tình trạng mất điện, khi ấy GV phải hết sức bình tĩnh, tùy cơ ứng biến để cho giờ dạy của mình vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.
* Bước 2: Tiến hành hoạt động DH bằng GADHTC có ứng dụng CNTT
CBQL ở trung tâm cần quán triệt cho đội ngũ GV trong suốt giờ dạy thực hiện tốt những nguyên tắc sau:
GV phải luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động học tập cho HV, không được quá ỷ lại vào công nghệ. Tránh để xảy ra tình trạng GV ngồi một chỗ bấm máy và thuyết trình đọc lại toàn bộ những gì đang trình chiếu ở trên màn chiếu. GV cần phải kết hợp sử dụng thêm bảng phụ để phân tích, làm rõ những nội dung kiến thức mà GV chưa thực hiện được ở trên máy tính, đồng thời phân tích các ý tưởng sáng tạo của HV.
Trong mỗi hoạt động học tập của HV, GV cần lưu ý là không nên quá tập trung vào yếu tố công nghệ mà quan trọng là GV phải biết sử dụng CNTT đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ. Phải kết hợp khéo léo giữa chuyên môn và năng lực sư phạm của GV để cho HV phát huy được tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo.
* Bước 3: Rút kinh nghiệm sau giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT:
Kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn và nhận thức là một quá trình do vậy làm tốt khâu rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT sẽ giúp cho GV tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và sử dụng loại GA này. Đối với những giờ dạy có CBQL và GV dự giờ, để công việc rút kinh nghiệm được diễn ra thuận lợi, CBQL cần tiến hành cho rút kinh nghiệm ngay sau khi giờ dạy kết thúc. Khi tiến hành họp rút kinh nghiệm thì bắt buộc phải có mặt của GV đã trực tiếp giảng dạy giờ học đó, cùng với những GV đã tham dự giờ dạy cần rút kinh nghiệm. Trong khi họp rút kinh nghiệm cho mỗi giờ dạy cần làm tốt công việc sau:
- Chỉ rõ những hạn chế của giờ dạy cả về mặt phương pháp và yếu tố công nghệ. - Cách khắc phục những hạn chế trong giờ dạy.
- Đóng góp thêm những ý tưởng khác để GV tham khảo
- Chỉ rỏ những ưu điểm của giờ dạy để những GV khác học tập làm theo.
Bên cạnh đó CBQL cũng cần lưu ý cho GV, không phải chỉ có những giờ dạy có đồng nghiệp dự giờ hay những giờ dạy thực tập thì mới cần tiến hành rút kinh nghiệm mà công việc này phải luôn được tiến hành ngay sau mỗi giờ dạy. Tức là mỗi GV phải biết tự rút kinh nghiệm ngay sau mỗi giờ dạy của mình bằng cách luôn đem theo quyển sổ “Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy”. CBQL sẽ phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quyển sổ này và tiến hành quản lý nó như những loại hồ sơ khác của GV.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo trung tâm GDTX cần nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT trong DH để theo kịp sự phát triển chung của xã
hội. đặc biệt đội ngũ CBQL phải quan tâm đến việc sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT vào DH từ đó có thể hướng dẫn và quản lí đạt hiệu quả cao nhất.
Khi định hướng vẫn phải đảm bảo đúng nguyên tắc của quá trình DH. GV biết sử dụng máy tính và các TBDH hiện đại hoặc phải có chuyên viên tin học hỗ trợ. GV chủ động tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Trung tâm phải xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng.