0
Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI_LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC (Trang 125 -125 )

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX

T T Biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH ở trung tâm GDTX Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi Tổng TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong DH cho GV 55 80.9 7 10.3 6 8.8 185 2.7 2 2

Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH

3 Xây dựng hệ thống máy tính và mạng thuận lợi để phục vụ DH 34 50 22 32.4 12 17. 6 158 2.3 5 4

Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT 49 72.1 13 19.1 6 8.8 179 2.6 3 5 Quản lí hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT 41 60.3 21 30.9 6 8.8 171 2.5 4 6 Giám đốc ra các quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào DH 34 50 12 17.6 22 32. 4 148 2.2 6 7

Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX 28 41.2 21 30.9 19 27. 9 145 2.1 7 Tổng 2.5

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi và rất khả thi (điểm trung bình ở mức khá và tốt). Đặc biệt là có một sự tương đồng giữa tính cần thiết và tính khả thi ở biện pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH” được đánh giá rất cao. (đều được xếp thứ nhất với điểm trung bình trên 2,8). Biện pháp 4 (xếp thứ 3 có điểm trung bình ở mức: 2.6 điểm): Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT; Biện pháp 7 Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện đánh giá nhằm điều chỉnh kịp thời việc ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX (đều xếp thứ 7- điểm trung bình từ 2,1 đến 2,3 ở mức độ khá).

Trên sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp đã chỉ rõ, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX là vô cùng cần thiết. Có nhận thức đúng mới có thể thực hiện đúng. Việc nhận thức phải được thông suốt từ các cấp lãnh đạo mà đứng đầu là GĐ, phó giám đốc rồi đến các

tổ trưởng chuyên môn, đến đội ngũ GV đó là lực lượng nòng cốt của trung tâm. Bên cạnh sự thông suốt về tư tưởng là việc đầu tư về thời gian, nhân lực, vật lực và công tác quản lí: ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; ứng dụng CNTT trong quá trình DH; ứng dụng CNTT để quản lí, hỗ trợ và khuyến khích học tập; ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.

Có trên 95% CBQL cho rằng việc đưa ra biện pháp thứ 2 là vô cùng cần thiết và có tính khả thi cao. Như vậy GĐ các trung tâm cần triển khai tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH, đó là việc làm rất cần thiết. Theo như khảo sát đội ngũ CBQL ở các trung tâm GDTX, chúng tôi được biết đã có một số trung tâm trong nội thành Hà Nội đã triển khai giảng dạy bằng GAĐT ở một số môn đều là các GV có trình độ tin học vững vàng. Đó là những thành công ban đầu, là thành quả và tâm huyết của các GV có niềm đam mê, khám phá CNTT để ứng dụng vào quá trình DH.

Riêng biện pháp 5: Quản lí hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT cho các trung tâm được đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi khá cao. Qua điều tra, chúng tôi được biết việc trang bị đầy đủ CSVC, TBDH là điều kiện cần để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH ở trung tâm. Thực tiễn cho thấy CSVC, TBDH có tốt thì GV mới có thể học và truy cập vào Internet để tìm thông tin một cách thuận tiện. Như vậy, việc ứng dụng dụng CNTT trong DH không chỉ dừng ở CNTT mà có thể phát triển dần thành CNTT&TT. Trong thực tế, với điều kiện CSVC và ngân sách của một số trung tâm như hiện nay, thì việc đầu tư trang bị máy tính, máy chiếu Projector, Overhead, xây dựng phòng học ĐPT… không phải là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Để hoàn thành được kế hoạch đầu tư CSVC, TBDH và bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT phải mất vài năm.

Ở biện pháp 3: Xây dựng hệ thống máy tính và mạng thuận lợi để phục vụ DH được đánh giá là cần thiết (điểm trung bình là 2.7 xếp thứ 3) nhưng tính khả thi lại không cao (điểm trung bình là 2.3 xếp thứ 5). Sở dĩ có kết quả trên là do một số vấn đề sau: Do khâu quản lí còn non trẻ, do điều kiện về CSVC còn hạn chế nên việc khai thác và sử dụng các tiện ích trên mạng Internet chưa hiệu quả. Một số trung tâm ở nội thành đã có tương đối đủ CSVC để ứng dụng CNTT trong DH nhưng vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn, triển khai ứng dụng. Họ chưa xác định được quan điểm tiếp cận cũng như nội dung cụ thể. Cho nên nội dung các tiết DH có ứng dụng CNTT được đưa vào trung tâm GDTX hiện nay còn nghèo nàn, chưa thực sự đạt hiệu quả. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, việc chỉ đạo lựa chọn

ứng dụng các PMDH theo hướng tích hợp để dạy các bộ môn cụ thể là rất khó và thiếu tính khả thi. Để khắc phục tình trạng đó, cần có các khóa tập huấn ngắn hạn cho các GV nòng cốt của trung tâm, nghiên cứu bồi dưỡng GV về cách sử dụng PMDH để dạy các bộ môn cụ thể.

3.4.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện phápquản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI_LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC (Trang 125 -125 )

×