Tổ chức thực nghiệm tác động mở rộng (vòng 2)

Một phần của tài liệu Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn hà nội_luận án tiến sĩ giáo dục (Trang 141)

3.5.5.1. Đánh giá các hình thức ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH của GV tại các trung tâm trước TN tác động

Bảng 3.10: Bảng các hình thức ứng dụng CNTT để thiết kế hoạch DH của GV tại các trung tâm trước TN tác động .

TT Hình thức đánh giá Ba Vì Phúc Thọ Hoài Đức

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Soạn thảo văn bản 2.45 0.77 2.5 0.77 2.55 0.77 2 Tính toán xử lí số liệu

phục vụ bài giảng 2.45 0.71 2.55 0.71 2.60 0.70 3 Thiết kế giáo án (GADHTC có ứng

dụng CNTT)

2.35 0.81 2.35 0.69 2.4 0.76

4 Truy cập Internet để lấy tư liệu phục vụ bài giảng

2.4 0.64 2.6 0.70 2.7 0.80

5 Ứng dụng phần mềm để thiết kế kế hoạch DH

2.55 0.71 2.65 0.69 2.65 0.76

6 Thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá cho học viên 2.4 0.87 2.4 0.76 2.45 0.77 Đánh giá chung về các hình thức ứng dụng CNTT của GV 2.45 0.82 2.5 0.83 2.55 0.83

Đánh giá chung về các hình thức ứng dụng CNTT để thiết kế kế DH của GV tại 3 trung tâm GDTX trước TN chỉ ở mức trung bình. Với điểm trung bình của trung tâm GDTX huyện Ba Vì là: 2.45; Phúc Thọ là: 2.5; Hoài Đức là: 2.55.

3.5.5.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng

GĐ trung tâm GDTX huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Hoài Đức ra quyết định mở lớp bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH, nhằm mục đích nâng cao CLDH.

Mục tiêu của khoá bồi dưỡng: Hiện nay mức độ ứng dụng CNTT vào DH ở các trung tâm GDTX còn rất thấp. Vì vậy cần tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH , nhằm góp phần nâng cao CLDH tại các trung tâm GDTX huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Hoài Đức.

Đối tượng tham gia bồi dưỡng, tập huấn ở các lớp đó là: GV ở trung tâm GDTX huyện Ba Vì (20 GV), tại trung tâm GDTX huyện Phúc Thọ (20 GV), tại trung tâm GDTX huyện Hoài Đức (20 GV).

Huy động những GV có kinh nghiệm giảng dạy có ứng dụng CNTT để tập huấn. Khi cần có thể mời các chuyên gia CNTT đến hỗ trợ.

Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp và đạt được các yêu cầu đặt ra đối với từng trung tâm.

Trước tiên phải trang bị cho GV những kiến cơ bản về tin học; sau đó hướng dẫn cho GV biết khai thác và sử dụng các PMDH hiệu quả; cuối khóa tập huấn GV phải thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT vào quá trình DH.

Các trung tâm lên kế hoạch bố trí phòng học với các phương tiện DH tốt nhất ở trung tâm để GV có thể tiến hành tập huấn.

Thời gian tổ chức tập huấn: Dự kiến khoá đào tạo tập huấn bắt từ ngày 01 tháng 02 năm 2013, kết thúc khoá tập huấn vào ngày 10 tháng 5 năm 2013.

3.5.5.3. Tổ chức bồi dưỡng

Để tổ chức khóa tập huấn hiệu quả thì trước tiên, đội ngũ CBQL ở các trung tâm cần phải xác định trình độ và tình hình ứng dụng CNTT của GV, sau đó còn sắp xếp, phân bổ nhân sự để thực hiện.

Theo kế hoạch đã lập thì lịch tập huấn của các lớp vào 1 buổi chiều thứ 5 hàng tuần.

Sau khi chốt số lượng GV tham gia khóa tập huấn này, GĐ trung tâm tiến hành tổ chức mở lớp theo đúng nội dung và tiến độ đã đề ra trong kế hoạch.

GĐ đã sắp xếp nhân sự rất đúng người đúng việc, để hoạt động tập huấn này không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của trung tâm.

Nội dung tập huấn được nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể đưa vào thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả.

3.5.5.4. Chỉ đạo bồi dưỡng

GĐ các trung tâm điều hành, chỉ đạo nhân sự ở từng bộ phận nhằm mục đích đạt được kết quả cao trong quá trình tập huấn. GĐ trực tiếp chỉ đạo chung quá trình tập huấn cho GV. Kết hợp phân công cho các tổ trưởng chuyên môn từng bước theo dõi các hoạt động diễn ra trong lớp tập huấn.

GĐ chỉ đạo phân công GV đứng ra tập huấn bồi dưỡng về ứng dụng CNTT vào DH cho GV ở trung tâm. GĐ chỉ định 1 số GV dạy môn tin có trách nhiệm hướng dẫn, trợ giúp các GV khi cần, đặc biệt là hướng dẫn thực hành.

3.5.5.5. Kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng

Trong quá trình tổ chức tập huấn, GĐ và đội ngũ CBQL ở các trung tâm luôn theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời thường xuyên động viên khích lệ cho quá trình bồi dưỡng về CNTT vào DH của GV đạt hiệu quả.

3.5.5.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau TN, chúng tôi tiến hành khảo sát số GV tham gia TN ở 3 trung tâm, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.11. So sánh kết quả trước TN và sau TN

TT Nội dung Ba Vì Phúc Thọ Hoài Đức Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1 Số GADHTC có ứng dụng CNTT 16 22 19 25 21 29 2 Số tiết dạy có ứng dụng CNTT 8 12 10 14 11 14

Về số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT tại trung tâm GDTX huyện Ba Vì trước TN là: 16; sau TN là: 22. Số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT tại trung tâm GDTX huyện Phúc Thọ trước TN là: 19; sau TN là: 25. Số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT tại trung tâm GDTX huyện Hoài Đức trước TN là: 21; sau TN là: 29. Như vậy, về số lượng GADHTC có ứng dụng CNTT tại 3 trung tâm, sau TN đều tăng hơn so với trước TN.

Về chất lượng GADHTC có ứng dụng CNTT tại các trung tâm sau TN đều được nâng cao.

Về số tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV ở 3 trung tâm sau TN đều tăng hơn so với trước TN.

Chúng ta có thể đưa ra kết luận ban đầu về việc tổ chức, chỉ đạo khóa tập huấn cho GV về ứng dụng CNTT vào DH là đạt chất lượng và hiệu quả.

Để đánh giá các hình thức ứng dụng CNTT vào DH của GV ở 3 trung tâm, sau TN chúng tôi đã tiến hành khảo sát kết quả thu được như sau:

Bảng 3.12. Bảng các hình thức ứng dụng CNTT vào DH của GV sau TN

TT Hình thức

đánh giá

Ba Vì Phúc Thọ Hoài Đức

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

2 Tính toán xử lí số liệu phục vụ bài giảng 3.00 0.52 3.05 0.56 3.05 0.56 3 Thiết kế GA (GADHTC có ứng dụng CNTT) 2.9 0.60 3.00 0.52 3.00 0.52 4 Truy cập Internet để lấy tư liệu phục vụ bài

giảng 3.1 0.51 3.10 0.51 3.05 0.56 5 Ứng dụng phần mềm để thiết kế kế hoạch DH 3.00 0.60 3.00 0.67 3.10 0.51 6 Thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá cho

học viên 3.10 0.51 3.00 0.60 3.10 0.51 Đánh giá chung về các hình

thức ứng dụng CNTT của

GV 3.00 0.56 3.00 0.65 3.05 0.60

Các hình thức về ứng dung CNTT vào DH của GV ở 3 trung tâm sau TN đều được nâng cao hơn so với trước khi tiến hành TN. Với ĐTB của 3 trung tâm sau TN đều tăng lên rõ rệt, điều đó cho thấy việc tổ chức cho GV về ứng dụng CNTT vào DH là rất hiệu quả.

Kết quả khảo sát cho thấy ĐLC giảm chứng tỏ sự phân tán ít, cho phép chúng ta kết luận về các hình thức ứng dụng CNTT vào DH của GV đồng đều hơn.

Có thể thấy mối tương quan giữa các trung tâm sau khi tiến hành TN tác động bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ: Mối tương quan giữa các trung tâm khi áp dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào DH.

Có thể thấy mức độ ứng dụng CNTT trong DH ở trung tâm GDTX huyện Ba Vì với ĐTB X = 3.0; trung tâm GDTX huyện Phúc Thọ ĐTB X = 3.0; trung tâm GDTX huyện Hoài Đức ĐTB X = 3.05. Như vậy về cơ bản các trung tâm sau khi được TN về ứng dụng CNTT vào DH đều tương đồng nhau và có mối tương quan thuận.

Qua tổ chức TN tác động biện pháp thứ 2: “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH”, ở 3 trung tâm GDTX có thể rút ra nhận xét chung sau đây: Thông qua kết quả khảo sát các hình thức ứng dụng CNTT vào DH của GV ở 3 trung tâm sau TN, có thể đánh giá về trình độ, mức độ ứng dụng CNTT vào DH của GV tại trung tâm GDTX huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Hoài Đức sau TN đều cao hơn trước TN. Điều này cho phép chúng ta đưa ra kết luận đó là: khi năng lực, trình độ của GV được nâng cao thì hiệu quả quản lí ở các trung tâm này cũng sẽ được nâng cao.

Nhận xét chung

Thông qua TN tác động và TN tác động mở rộng biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH, chúng ta nhận thấy có thể triển khai TN biện pháp này ở tất cả các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.

Kết luận chương 3

Kết quả nghiên cứu của chương này đã giúp chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Để quản lí ứng dụng CNTT trong DH ở trung tâm GDTX hiệu quả cần phải xây dựng được các biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này vừa bảo đảm chức năng quản lí, vừa phù hợp với những đặc trưng và đặc thù của trung tâm GDTX hiện nay.

2. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX do chúng tôi đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao.

3. Việc chọn biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH để tổ chức TN là hoàn toàn xác đáng. Việc tổ chức TN biện pháp này không những thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của một TN mà còn khẳng định đây là biện pháp giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu luận án, có thể rút ra một số kết luận chung sau: 1.1. Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân. GDTX có mục tiêu là: giúp mọi người vừa làm, vừa học đặc biệt để phục vụ nhu cầu nâng cao học vấn trung học phổ thông nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Trung tâm GDTX hiện đang là mô hình giáo dục được khuyến khích phát triển ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

1.2. So với các thiết chế giáo dục khác, trung tâm GDTX có những khác biệt về vị trí, sứ mạng, chức năng và phương thức hoạt động. Vì thế, việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX phải hết sức linh hoạt mềm dẻo trong tất cả các khâu: Lập kế hoạch hoạt động; tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động; giám sát và đánh giá... Đồng thời phải chú ý đúng mức đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX.

1.3. Các kết quả khảo sát thực tiễn về quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội cho thấy, đội ngũ CBQL, GV đã rất cố gắng trong việc quản lí ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; quản lí ứng CNTT trong quá trình DH; quản lí ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập; quản lí ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng nhưng nhìn chung hiệu quả đạt được còn chưa cao. Mức độ ứng CNTT vào DH của đội ngũ GV còn thấp. Do điều kiện về CSVC, hạ tầng, TBHD có ứng dụng CNTT còn chưa đảm bảo trước yêu cầu phát triển của trung tâm. Do kiến thức về ứng dụng CNTT vào DH còn hạn chế. Một số GV chưa nhận thức đúng đắn, tư duy theo hướng cũ, vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong DH. Trong công tác quản lí ứng dụng CNTT trong DH của đội ngũ CBQL vẫn còn nhiều lúng túng, chưa rõ phải tác động vào những nội dung chủ yếu nào, cách làm ra sao để mang lại hiệu quả cao. Chính điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX nhằm giải quyết khó khăn trên là một việc làm có ý nghĩa thiết thực về lí luận và thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất bảy biện pháp quản lí như sau:

1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong DH cho GV 2. Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH. 3. Xây dựng hệ thống máy tính và mạng thuận lợi để phục vụ DH

4. Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

5. Quản lí hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT

6. GĐ ra các quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào DH

7. Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX

Các biện pháp này được xây dựng và triển khai theo mô hình quản lí chất lượng tổng thể. Trong đó biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH được xem là biện pháp trung tâm.

1.4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX cho thấy các biện pháp này đều mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt với việc tổ chức TN biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH, đưa lại kết quả khả quan càng khẳng định thêm tính khả thi của các biện pháp.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần đề ra các chủ trương lớn, rõ ràng , có các văn bản và kế hoạch cụ thể, dài hơi trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX.

-Tích cực tham mưu với UBND Thành phố Hà Nội trong việc đầu tư CSVC; xây dựng cơ chế chính sách cho việc xã hội hóa giáo dục nhằm đẩy mạnh việc quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong DH.

- Tham mưu với UBND Thành phố có chính sách ưu đãi thu hút CBQL, GV tốt nghiệp đại học, thạc sỹ có bằng khá, giỏi về CNTT về công tác tại các trung tâm GDTX.

2.2. Đối với Ban giám đốc trung tâm GDTX

- Tham mưu, tranh thủ, huy động các nguồn lực để trang bị thêm CSVC, xây dựng các phòng học ĐPT, đầu tư thêm máy tính, mạng máy tính cho các trung tâm đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các TBDH hiện đại, máy tính, mạng máy tính cho các trung tâm.

- Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong DH. Để từ đó có kế hoạch rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh kịp thời. Có những hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX.

- Tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất để đội ngũ GV được đi học, đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng các phần mềm mô phỏng, minh họa, xây dựng và sử dụng GAĐT, .... vào DH. Kết nối mạng Internet tốc độ cao để CBQL, GV và HV tra cứu, tìm kiếm tài liệu, bài giảng hay, để nâng cao chất lượng dạy và học.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Triệu Thị Thu (2009), “Thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên CNTT ở các trung tâm công nghệ thông tin thành phố Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục, Bộ GD&ĐT, số 218 (kỳ 2), trang 57-59.

2. Triệu Thị Thu (2009), “Giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên CNTT ở

Một phần của tài liệu Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn hà nội_luận án tiến sĩ giáo dục (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w