Nhóm nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3.2. Nhóm nhân tố tự nhiên

Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên. Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng đới tự nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của ĐKTN và TNTN. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp phần nhiều do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những ĐKTN nhất định. Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng đầu là đất, nước và khí hậu.

a. Địa hình và đất trồng

Địa hình có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nông nghiệp. Địa hình bằng

phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hóa, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn. Ngược lại, địa hình dốc, việc làm đất, làm thủy lợi đều gặp khó khăn, tốn kém trong công tác chống xói mòn, rửa trôi, … Địa hình cũng ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn

nuôi. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg, ... và các nguyên tố vi lượng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với việc phát triển và phân bố nông nghiệp như “đất nào, cây ấy”; “tấc đất, tấc vàng”. Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông nghiệp trù phú, năng suất cây trồng cao.

Đất là tài nguyên quan trọng đối với nông nghiệp, nhưng không phải là tài nguyên vô tận. Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hiện có, duy trì và nâng cao độ phì cho đất.

b. Khí hậu

Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng, … có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm.

Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định (nghĩa là trong điều kiện đó cây trồng, vật nuôi mới có thể phát triển bình thường). Vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết.

Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hoà có mùa hè dài và nóng, đới ôn hoà có mùa hè mát và ẩm và đới cận cực) phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu.

Tuy nhiên, BĐKH đã và đang là những thách thức đối với sự tồn tại của nhân loại. BĐKH không còn là lời cảnh báo mà đã trở thành những hiểm họa nhìn thấy tận mắt ở nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh sự diễn biến bất thường của thời tiết, bão lũ với tần suất ngày càng tăng với cường độ ngày càng mạnh là những tác động rất xấu đối với đời sống và sản xuất của con người. Năng suất cây trồng và vật nuôi giảm, các điều kiện vệ sinh môi trường xấu đi. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu và đầu tư thích đáng để giảm thiểu rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn c. Nguồn nước

Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống và nước tắm rửa cho gia súc. Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình nên nguồn nước trên thế giới phân bố không đều và thay đổi theo mùa. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

d. Sinh vật

Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với ĐKTN và sinh thái.

Diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi. Ngày nay, mặc dù ngành chăn nuôi được đẩy mạnh nhờ ứng dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp dựa trên nguồn thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp, nhưng nguồn thức ăn tự nhiên vẫn còn vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)