Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 46 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.1.Những thành tựu chủ yếu

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nông nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong những năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (năm 2008), công nghiệp và dịch vụ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất thì nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào việc ổn định KT-XH và thực hiện tốt vai trò lịch sử của mình đối với đất nước.

a. Nông nghiệp Việt Nam phát triển khá ổn đ ịnh và đạt được tốc độ tăng trưởng vững chắc

Do thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã phát triển khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 đạt 4,1% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 4,3%. Tuy thấp so với công nghiệp (tương ứng là 16,0% và 13,8%) song tương đối bền vững.

Bảng 1.1. Tốc độ tăng trƣởng GTSX nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010

Năm GTSX (giá so sánh, tỉ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%) Chung Trồng trọt Chăn

nuôi Dịch vụ nông nghiệp

2000 112.088,2 5,4 5,2 6,7 3,7 2005 137.054,9 3,2 1,4 11,4 2,6 2007 147.764,7 3,6 3,4 4,6 2,7 2009 162.593,1 2,8 0,9 10,5 3,3 2010 170.215,0 4,7 4,3 6,3 3,1 (Nguồn: [17])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

So với tốc độ tăng trưởng chung của nông – lâm – thủy sản, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp hơn. Trong các phân ngành, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả, ngành dịch vụ nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.

Mặc dù, tỉ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản, nhưng GTSX vẫn tăng vững chắc (từ 2000 – 2010, tăng gấp 1,5 lần). Điều này chứng tỏ rằng, nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo xu thế thời đại.

b. Nền nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hướng tới nền nông nghiệp mở và mang tính chất sản xuất hàng hóa

Trong phạm vi toàn ngành, cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Về cơ cấu ngành, xu thế chung là giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, tuy chưa thật ổn định.

Bảng 1.2. Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 (giá thực tế)

Năm Tỷ đồng

Chia ra (%)

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

2000 129.087,9 78,3 19,3 2,4 2002 144.947,2 76,7 21,0 2,3 2004 172.387,5 76,3 21,6 2,1 2005 183.213,6 73,6 24,6 1,8 2006 197.700,7 73,8 24,4 1,8 2008 377.238,6 71,4 27,1 1,5 2010 540.162,8 73,4 25,1 1,5 (Nguồn: [17])

Trong nông nghiệp, trồng trọt đã và đang giữ vai trò chủ đạo, mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm gần 3/4 GTSX của toàn ngành. Trong nội bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từng phân ngành của nông nghiệp cũng đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tỉ trọng của cây lương thực giảm dần và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây rau đậu, …; trong chăn nuôi, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia súc và sản phẩm không qua giết thịt, giảm tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia cầm do dịch cúm gia cầm diễn ra mạnh trong thời gian gần đây. Ngoài ra, trong chăn nuôi còn đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hướng đặc sản như nuôi cá sấu, ba ba, … mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế; đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho trên 87 triệu dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Năm 2010, ngành này chiếm 75,9% GTSX nông – lâm – thủy sản với 39,6% lao động của cả nước và 79,8% lao động của khu vực nông – lâm – thủy sản. Bình quân lương thực theo đầu người tăng liên tục và ổn định từ 445 kg/người năm 2000 lên 513 kg/người năm 2010.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng toàn diện, xoá bỏ độc canh, hình thành các vùng chuyên canh, từng bước đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính, tăng đáng kể lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu. Năm 2000, giá trị hàng nông sản xuất khẩu đạt 2.563,3 triệu USD (chiếm 17,7% giá trị xuất khẩu cả nước). Đến năm 2010, tăng lên đến 10,6 tỉ USD (chiếm 14,7%), gấp gần 4,1 lần so với năm 2000. Nhiều mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới đã có mặt trên thị trường quốc tế như gạo (6,89 triệu tấn), cà phê (1,2 triệu tấn), hạt tiêu (117 nghìn tấn), cao su (779 nghìn tấn), chè (137 nghìn tấn), …

c. Nông nghiệp đã hình thành bức tranh rõ nét về sự phân hóa lãnh thổ và tạo ra những vùng sản xuất chuyên môn hóa

Cùng với việc chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa, cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Thay cho việc sản xuất manh mún trước đây là các vùng sản xuất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyên môn hóa tập trung, quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dung trong nước, phục vụ công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu.

Về lương thực, thực phẩm, hai vùng chuyên canh lớn nhất cả nước là

Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước. Ở đây, tập trung 52,7% diện tích lúa và 54,0% sản lượng lúa toàn quốc (năm 2010). Ngoài ra, đây còn là vùng dẫn đầu cả nước về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đứng thứ hai về trồng mía, đậu tương, … Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về lương thực, thực phẩm với 14,7% diện tích và 16,5% sản lượng lúa cả năm của cả nước (năm 2010). Thế mạnh của vùng ngoài lúa là rau quả, lợn, gia cầm.

Về cây công nghiệp, đã hình thành ba vùng chuyên canh quy mô lớn.

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm) lớn nhất cả nước. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai về quy mô với các sản phẩm chính là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, … TDMNPB hình thành vùng chuyên canh chè tạo thành một dải ở hầu khắp các khu vực đồi trung du và một số cao nguyên; lạc, thuốc lá ở Lạng Sơn, Bắc Giang, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số vùng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao đã hình thành và phát triển như: Vùng rau ở đồng bằng Bắc Bộ, Đà Lạt; Vùng mía Thanh Hoá, Tây Ninh, Cần Thơ; Vùng lạc Nghệ An, Tây Ninh, Đồng Nai; Vùng cà phê Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; Vùng cao su Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai; Vùng nhãn Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh; Vùng cam, xoài Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Về chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Số lượng trâu lớn nhất là thuộc về vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2010, đạt 1.718 nghìn con và chiếm khoảng 58,5% tổng đàn trâu cả nước. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung số lượng đàn bò dẫn đầu cả nước với 2.391,8 nghìn con (chiếm 40,4% cả nước). Đáng chú ý là việc chăn nuôi bò sữa theo quy mô gia đình đang được phát triển ở ngoại thành các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu trong nghề nuôi lợn với gần 7,3 triệu con (chiếm 26,9% cả nước), sau đó là vùng TDMNPB, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long với tổng đàn tương ứng là: 6,6; 5,5; 3,7 triệu con - 2010. Đàn cừu được nuôi với quy mô nhỏ, giống lấy thịt, được phát triển ở vùng khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận. Đàn dê, cừu cả nước hiện nay gần 1,4 triệu con. Nghề nuôi hươu lấy lộc nhung là nghề truyền thống ở một số địa phương như Hương Sơn (Hà Tĩnh), Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nghề thuần dưỡng voi và nuôi voi chủ yếu với đồng bào Tây nguyên. Voi được nuôi để kéo gỗ, vận chuyển hàng hoá và khách du lịch.

Chăn nuôi gia cầm lấy thịt, trứng phát triển khá nhanh. Đàn gia cầm trong năm 2000 là 196,1 triệu con thì tới năm 2010, tăng lên 300,5 triệu con. Đàn vịt phát triển mạnh ở các vùng trũng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tập quán nuôi vịt đàn với qui mô lớn. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đàn gia cầm có đàn gia cầm lớn nhất cả nước với 76.535 nghìn con (2010), bằng 25,5% đàn gia cầm cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đàn gia cầm với số lượng 60.703 nghìn con (2010), bằng 20,2% tổng đàn gia cầm cả nước, nhiều nhất là đàn vịt.

Đặc biệt, hướng chuyên môn hóa mới trong SXNN ở nước ta trong những năm gần đây là hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh đô thị với nhiệm vụ cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện một cách có quy hoạch.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 46 - 50)