6. Kết cấu của luận văn
2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo mùa và theo lãnh thổ, phụ thuộc vào chế độ hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình địa phương. Sự biến đổi theo mùa của khí hậu kéo theo sự biến thiên nhịp điệu của mùa tự nhiên.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm ở mức xấp xỉ 24o
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất dưới 18oC chỉ có từ 1 – 2 tháng, thường rơi vào tháng XII và tháng I hàng năm. Tháng có nhiệt độ cao trên 27oC chỉ có 04 tháng (VI, VII, VIII, IX trong năm). Tuy vậy, cũng có những năm nhiệt độ về mùa đông thấp, có ngày xuống tới 1 – 2oC ở vùng núi và mùa hè có ngày nhiệt độ cao tới 38 –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39oC. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Bắc Giang rất mát mẻ, tác động gây hại của nhiệt độ rất nhỏ. Nền nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ hoạt động lớn là điều kiện thuận lợi cho hệ thống cây, con của tỉnh Bắc Giang phát triển quanh năm.
108.4 5.5 11.7 5.5 11.7 106.1 170.3 302.2 220.5 454.6 166.7 12.1 0.2 12.7 18.5 21 24.9 27.9 27.8 29.9 29.5 27.8 22.9 21.2 20.2 17.4 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITháng
Lƣợng mƣa (mm) 0 5 10 15 20 25 30 35 Nhiệt độ (oC)
Lượng mưa Nhiệt độ
Hình 2.2. Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình các tháng năm 2010
(Nguồn: Xử lý từ [6])
Chế độ bức xạ: Do Bắc Giang nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới
Bắc bán cầu nên bức xạ Mặt Trời trong năm cao. Tổng số giờ nắng trong năm lớn (1.496 giờ). Bức xạ Mặt Trời trung bình năm dao động 112 – 120 kcal/cm2/năm.
Lượng mưa và chế độ mưa của tỉnh cũng có những đặc điểm nổi bật. - Lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh Bắc Giang khoảng 1.300 mm.
Tháng có lượng mưa thấp nhất là vào tháng I và tháng XII (đạt 10 – 30 mm). Tháng có lượng mưa cao là các tháng VII, VIII thường đạt từ 200 – 400 mm. Lượng mưa lớn đã cung cấp đủ nước tưới cho sinh hoạt của con người và đặc biệt là đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ mưa ở tỉnh Bắc Giang được chia thành hai mùa. Mùa mưa ít, kéo
dài từ tháng II đến tháng IV. Đây là thời kỳ Bắc Giang có mưa phùn điển hình. Độ ẩm khí quyển cao. Mùa mưa nhiều kéo dài từ tháng V đến tháng X. Trong thời gian này thường có mưa giông với lượng mưa khá lớn. Đại bộ phận các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nơi trong tỉnh thời kỳ này lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Với hình thức mưa giông thường kèm theo sấm sét đã mang đến cho đồng ruộng nguồn đạm đáng kể (khoảng 16 kg/ha)
Độ ẩm không khí của Bắc Giang dao động trong khoảng 70 – 90%. Tháng
có độ ẩm thấp rơi vào các tháng I, II và XII nhưng cũng đạt trên 70%. Tháng có độ ẩm không khí cao là các tháng II, III, IV, VII, VIII đạt 85 – 90%. Do vậy, độ ẩm không khí tương đối thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nền nhiệt ẩm cao trong năm lại là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triền gây hại cho sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng vật nuôi.
Hoàn lưu gió: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam là hai loại gió
thống trị. Thời tiết phân theo 04 mùa rõ rệt. Đặc điểm khí hậu mang tính chất chuyển tiếp, giao thoa giữa khí hậu đồng bằng và miền núi. Do vậy, có sự khác biệt giữa khí hậu tiểu vùng miền núi và khí hậu tiểu vùng trung du của tỉnh. Có thể nói, chế độ gió mùa gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất với diễn biến cực trị về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, số giờ nắng và bão trong năm. Gió mùa Đông Bắc mang đến kiểu thời tiết lạnh điển hình. Nhiệt độ trung bình xuống thấp, dao động khoảng 16 – 17oC. Đồng thời, với một mùa đông lạnh ngoài hệ thống cây con của nền nông nghiệp nhiệt đới, Bắc Giang còn có điều kiện đưa thêm một số cây con của miền ôn đới và cận nhiệt vào sản xuất. Tuy nhiên, xen giữa những ngày lạnh giá là những ngày nắng ấm nên sinh vật của miền nhiệt đới vẫn có thể tồn tại và phát triển. Đây là một đặc điểm độc đáo mà khí hậu mang lại, lợi thế so sánh trong phát triển nông nghiệp hiện nay. Do nhiệt độ nhiều khi xuống quá thấp, sương muối có thể xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Gió mùa Tây Nam mang đến kiểu thời tiết nóng ẩm và lượng mưa lớn nhưng cùng với ảnh hưởng của BĐKH cũng gây ra nhiều biến động thời tiết có hại như bão, lũ lụt, hạn hán, mưa đá, lốc, giông tố, … làm mùa màng thất bát,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở một số huyện như Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên.
Với đặc điểm khí hậu của tỉnh như trên, cho phép trên địa bàn tỉnh có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới và gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa ở các vùng úng trũng ven sông và tình trạng khô hạn trong mùa khô ở vùng đồi núi.