Nhƣ̃ng kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 127 - 129)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Nhƣ̃ng kết quả đạt đƣợc

GTSX nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 đạt 7,4%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Năm 2010, riêng ngành nông nghiệp cũng đóng góp 5.618.329 triệu đồng tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000.

Cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đang diễn ra xu thế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Sản xuất lương thực có bước chuyển biến căn bản, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Sản lượng lương thực tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt khoảng 642.753 tấn. Bình quân lương thực tăn 1,2 lần, từ 334,2 kg/người lên 410 kg/người trong giai đoạn 2000 - 2010. Đã hình thành một số vùng sản xuất hành hóa tập trung, trong đó vùng cây ăn quả tiếp tục phát triển. Sản xuất rau màu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày đều tăng.

Trong trồng trọt đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ như tăng diện tích trà xuân muộn, mùa sớm; đẩy mạnh việc đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tích cực ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới, tiên tiến như SRI, 3 giảm 3 tăng, VietGP, gieo sạ, … Do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó, năng suất các loại cây trồng liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, năng suất lúa ước đạt 53,24 tạ/ha, tăng 12,14 tạ/ha so với năm 2000, năng suất lạc đạt 22,1 tạ/ha, năng suất đậu tương tăng lên 16,4 tạ/ha năm 2010.

Cây ăn quả đã tạo được vùng sản xuất vải hàng hóa lớn nhất toàn quốc với diện tích trên 35.915 ha năm 2010.

Chăn nuôi đã chuyển biến tích cực từ cơ cấu giống đến phương pháp chăn nuôi. Cơ cấu giống chất lượng, năng suất cao ngày càng tăng (90% đàn lợn là F.1, 20% đàn bò lại Sind, …), việc trồng cỏ cắt để nuôi bò, theo phương thức chăn nuôi nhốt chuồng đang được mở rộng, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp có bước phát triển. Các hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp phát triển. Toàn tỉnh hiện có 635 trang trại chăn nuôi và 145 trang trại nuôi trồng thủy sản (có 6 trang trại nuôi con đặc sản, 11 trang trại nuôi con giống). Do đó, GTSX ngành chăn nuôi không ngừng tăng lên. Năm 2010, GTSX ngành chăn nuôi đạt 5.642.398 triệu đồng (tăng gấp 7,5 lần năm 2000)

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang được diễn ra trên diện tích rộng và trên nhiều lĩnh vực, như chuyển đổi đất 1 vụ hiệu quả thấp sang trồng cây, nuôi con khác có hiệu quả hơn (đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được 9.700 ha), chuyển đổi mùa vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ lệ giống có chất lượng, năng suất cao. Đặc biệt, đã thu được nhiều kết quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vì vậy, cơ cấu GTSX ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản được quan tâm đúng mức. Đây là khâu đột phá để tăng trưởng GTSX của ngành. Tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân…, nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho các hộ nông dân và hành thành các vùng sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn đã từng bước được đổi mới, ngày càng phù hợp có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp, chuyển đổi các HTX nông nghiệp theo Luật HTX, … đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển.

Sự phân bố của ngành nông nghiệp ngày càng hợp lí hơn theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng tiểu vùng trong việc sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa. Hiện nay, hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với một số loại sản phẩm có lợi thế so sánh của tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)