6. Kết cấu của luận văn
2.2.3.1. Hộ gia đình
Trong nông thôn, hộ được chia làm 04 loại (hộ nông nghiệp - lâm nghiệp- thủy sản; hộ công nghiệp – xây dựng; hộ dịch vụ và hộ khác). Năm 2010, số hộ nông – lâm – thủy sản của Bắc Giang là 275.069 hộ, chiếm 70,74% tổng số hộ nông thôn.
Trung bình 1 hộ làm nông nghiệp thuần nông, cây lúa là chủ yếu, diện tích cấy 2 vụ là 14 sào thì lợi nhuận thu được của cả năm là 900.000 – 1.100.000 đồng. Nhờ có sự khuyến khích của tỉnh ủy, UBND kinh tế hộ phát triển, nhờ vậy mà hàng vạn hộ nông dân đã thay đổi lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm có hơn 100 nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ thu nhập 200 – 500 triệu đồng/ năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo tiêu chí mới, tỉ lệ hộ nghèo năm 2005 là 30,7% thì năm 2010 còn 9,78%. Tuy nhiên, kinh tế hộ vẫn gặp phải một số khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp thấp (2.400 m2/lao động); đất sản xuất nông nghiệp còn phân tán. Sau khi dồn điền đổi thửa, tổng số thửa trên toàn tỉnh đã giảm được 1,9 lần nhưng vẫn còn 5 – 6 thửa/hộ. Đây là cản trở lớn cho sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa cũng như đưa thành tựu khoa học vào sản xuất.
Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao (mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, mô hình hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm), song việc tổ chức phát triển nhân rộng các mô hình còn chậm và chưa rộng khắp.
2.2.3.2. Trang trại
Năm 2000, toàn tỉnh có 1.364 trang trại nông – lâm – thủy sản. Đến năm 2010, tăng lên 2.369 trang trại (trong đó có 973 trang trại trồng cây ăn quả, 635 trang trại chăn nuôi, 145 trang trại nuôi trồng thủy sản và 01 trang trại tổng hợp), tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000. Số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận là 1.279. Như vậy, số trang trại chưa được cấp là 1.090 trang trại (46,0%)
Tổng diện tích đất được các trang trại đưa vào sử dụng là hơn 8,3 nghìn ha; trong đó đất nông nghiệp chiếm 46,3% so với diện tích đất sử dụng. Bình quân đất sử dung/trang trại năm 2010 (2,72ha) giảm 02 ha so với năm 2003 (4,7 ha).
Tổng số nguồn vốn đầu tư của trang trại hơn 506 tỉ đồng. Trong đó, vốn tự có chiếm 86,4% trong tổng nguồn vốn; vay tín dụng, ngân hàng chiếm 3%; vay từ các nguồn khác chiếm 10,6% (vốn bình quân/trang trại 165 triệu đồng). Thu nhập bình quân của trang trại năm 2010 là 64,5 triệu đồng.
Tại Bắc Giang, kinh tế trang trại phát triển đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng vải thiều Lục Ngạn, vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, một số vùng nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuỷ sản tập trung tại Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, ... Năm 2010, tổng giá trị hàng hoá các trang trại tạo ra đạt 350 tỉ đồng, tăng hơn 100 tỉ đồng so với năm 2005, giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho hơn 30.000 lao động với mức thu nhập 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều mô hình có doanh thu 1à 02 tỷ đồng/năm, trở thành điểm sáng thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.
Việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế trang trại đã giúp người dân làm quen với kinh tế thị trường, thích ứng với nhiều loại cây con mới yêu cầu kỹ thuật cao; đưa nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất; tạo nhu cầu hợp tác, quan hệ giữa các chủ trang trại với nhau và giữa trang trại với doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, nhà khoa học.
Trang trại tuy bước đầu phát triển đã đạt được những thành quả đáng kể, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên. vẫn còn không ít những khó khăn tồn tại, đó là :
Kinh tế trang trại phát triển tự phát chưa găn với quy hoạch chung của vùng, của ngành, việc phát triển trang trại chưa đồng bộ với việc đầu tư phát triển CSHT như các công trình thủy lợi, đường giao thông, chợ, … nên các trang trại gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Chủ trang trại đa phần là nông dân, họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tổ chức sản xuất; trong khi đó kinh nghiệm tổ chức sản xuất, quản lý, KHKT, thị trường của chủ trang trại còn hạn chế nên còn gặp nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Qua điều tra các vùng cho thấy chỉ có 20% số trang trại xây dựng phương án sản xuất đều là trang trại chăn nuôi, thủy sản; trang trại có chức danh (quản lý, kỹ thuật, kế toán) có 6%; 2 chức danh (quản lý, kỹ thuật) có 24%.
Việc sử dụng lao động trong trang trại còn chưa thỏa đáng như chưa có hợp đồng lao động, mức thù lao thấp, nên lao động làm thuê trong trang trại chủ yếu là lao động phổ thông (thu nhập bình quân của lao động làm thuê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường xuyên trong trang trại từ 800.000 - 1.200.000 đồng, ngoài ra không có chế độ gì khác; lao động thời vụ tính theo ngày làm việc trả từ 40 - 60 nghìn đồng/công lao động).
Đầu tư cho sản xuất của trang trại cần nhiều vốn, trang trại chưa được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư - phát triển mà phải vay từ các ngân hàng thương mại với thời hạn ngắn và lãi suất cao; mặt khác do chu kỳ sản xuất dài nên thời gian đầu tư vốn kéo dài nên không khuyến khích được các chủ trang trại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều kiện đảm bảo tiền vay của trang trại hạn chế, nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyề sử dụng đất, giấy chứng nhận trang trại không có giá trị để vay vốn.
Về tiêu thụ sản phẩm: Chủ yếu ở dạng thô chưa qua chế biến; chủ trang trại tự tìm đầu ra cho sản phầm; trang trại chưa liên kết được với doanh nghiệp trên địa bàn. Theo số liệu điều tra của Chi cục phát triển nông thôn, đối tác tiêu thụ sản phẩm của trang trại chủ yếu qua người thu gom (94%), qua đại lý là 4%, trực tiếp cho người tiêu dùng là 4%, qua nhà máy chỉ có 2% - năm 2010.