Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 64 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3.Tài nguyên nước

a. Tài nguyên nước trên mặt

Về sông ngòi, tỉnh Bắc Giang có mạng lưới sông suối phát triển, có 03 con

sông lớn chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Các con sông chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài 347/628 km, diện tích lưu vực là 16.276 km2, lưu lượng nước khá lớn, thuận lợi cho giao thông đường thủy, có khả năng cung cấp khoảng 4 tỷ m3/năm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Tính chất phân mùa của khí hậu đã quyết định tính chất phân mùa của dòng chảy trên các con sông. Nhìn chung, sông ngòi Bắc Giang đều có chế độ dòng chảy đơn giản là trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn. Mùa lũ

thường trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng VI đến tháng IX. Ở thời gian này, nguồn cung cấp nước chính cho các con sông là nước mưa khiến cho lượng nước trên các con sông rất lớn, thường chiếm tới 70% tổng lượng nước cả năm. Tuy nhiên, do tính chất thất thường của khí hậu, diễn biến mùa lũ qua các năm cũng khá phức tạp, có năm lũ đến sớm (tháng VI) nhưng cũng có năm lũ đến muộn (tháng VIII). Mùa cạn của các con sông thường trùng với mùa khô, thời gian từ tháng X đến tháng IV năm sau, lượng nước nhỏ, chỉ chiếm 30% tổng lượng nước cả năm. Do vậy, vấn đề cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được quan tâm hàng đầu. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi lớn như hồ Cấm Sơn, đập Cầu Sơn, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về hệ thống hồ, Bắc Giang có 257 hồ với sức chứa trên 1 triệu m3

đến trên 300 triệu m3, trong đó chủ yếu là hồ nhân tạo. Các hồ lớn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và một số đập như đập Đá Ong, đập Cầu Sơn. Hệ thống hồ, đập có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nước cho sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp vừa điều tiết dòng chảy cho sông ngòi vừa là môi trường thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

b. Tài nguyên nước dưới đất

Theo số liệu điều tra của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang, tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Bắc Giang là 924.612 m3

/ngày. Trong đó, trữ lượng nước có thể khai thác được là 4.741 m3

/ngày, tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Lạng Giang, …

Tuy nhiên, việc khai thác nước dưới đất gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thiếu kinh phí nên lượng nước dưới đất khai thác phục vụ sản xuất còn rất hạn chế. Hiện nay, nhiều hộ nông dân mới chỉ kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô bằng cách khoan giếng và dùng máy bơm để khai thác nguồn nước.

Có thể khẳng định, tài nguyên nước của Bắc Giang khá phong phú, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp. Hai hồ lớn là hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần có vai trò lớn trong việc cung cấp nước cho hai huyện khô hạn nhất trong tỉnh là Lục Ngạn và Sơn Động. Ngoài ra, các dòng sông có hàm lượng phù sa khá nên hàng năm tại những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa thường được bồi lắng thêm một lớp phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho việc trồng lúa.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 64 - 65)