Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.1.Dân cư và nguồn lao động

a. Dân cư

Bắc Giang là tỉnh đông dân. Quy mô dân số năm 2010 là 1.567,6 nghìn người và năm 2011 là 1.574,3 nghìn người, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành trên cả nước và đứng đầu toàn vùng TDMNPB. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,12% (cao hơn mức trung bình cả nước - 1,02% năm 2010). Mật độ dân số trung bình là 408,1 người/km2

. Dân số đông, gia tăng hàng năm là lợi thế cạnh tranh nhưng cũng là thách thức lớn, bài toán nan giải đối với tỉnh trong quá trình phát triển KT-XH giai đoạn tới. Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng cũng gây ra nhiều sức ép đối với sự phát triển KT-XH và môi trường sinh thái.

Dân số sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Năm 2000, dân số nông thôn chiếm 91,7% cơ cấu dân số. Đến năm 2010, tỉ lệ dân số sống ở nông thôn giảm xuống 90,3% nhưng vẫn ở mức cao so với cả nước (69,5%) và vùng TDMNPB (80,5%)

Bảng 2.3. Quy mô dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2010

Năm Tổng dân số

(Người)

Dân số thành thị (Người)

Dân số nông thôn (Người) 2000 1.502.652 124.301 1.378.351 2002 1.515.802 129.694 1.386.108 2004 1.530.326 135.432 1.394.894 2005 1.537.265 138.362 1.398.903 2006 1.542.971 141.239 1.401.732 2008 1.554.573 147.187 1.407.386 2010 1.567.557 151.259 1.416.298 (Nguồn: [6])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu dân số như trên cho thấy, kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, tốc độ ĐTH còn chậm và nhu cầu tiêu dùng còn hạn chế. Hiện nay, cùng với quá trình CNH, các đô thị ngày càng mở rộng, góp phần làm tăng tỷ trọng dân thành thị trong tương lai, làm giảm bớt sự chênh lệch về phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn.

Bắc Giang là tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời với 27 dân tộc cư trú, trong đó trên 90% dân số là người Kinh, có khả năng tiếp cận nhanh với những tiến bộ mới trong nông nghiệp. Các dân tộc đều giàu kinh nghiệm trong sản xuất, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp. Tuy nhiên, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, đa số sống ở vùng miền núi, tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao, nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng là những rào cản không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, cùng với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch phức tạp đặt ra những yêu cầu mới đối với chính sách của chính quyền địa phương để giải quyết tốt các vấn đề dân tộc vốn rất nhạy cảm.

b. Nguồn lao động

Về số lượng nguồn lao động: Mỗi năm tỉnh bổ sung khoảng 10.000 – 20.000 lao động, tương đương với tốc độ tăng 1.02%/năm. Đây là động lực quan trọng để phát triển KT-XH, góp phần tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 973.913 người, chiếm 62,1% cơ cấu dân số năm 2010. Trong đó, lao động nông thôn là 779.830 người và có 64,09% số lao động này hoạt động nông nghiệp, còn lao động hoạt động lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ, lần lượt là 0,22% và 0,70%.

Trong cơ cấu lao động nông thôn, số lao động chưa qua đào tạo và không có bằng cấp là 87,41%; lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kĩ thuật chiếm 3,88%; lao động có trình độ trung cấp là 4,62% và lao động có trình độ cao đẳng là 2,43% và đại học trở lên chiếm 1,6 7%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về chất lượng của nguồn lao động: Chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ

văn hóa, có tinh thần sáng tạo và khả năng tiếp thu nhanh KHKT và ứng dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn ở địa phương và hầu hết đều rất mong muốn được cống hiến, làm giàu cho quê hương đất nước.

81.9 80 78.6 71 6.2 7.7 8.7 14.2 11.9 12.3 12.7 14.8 69.3 82.7 14.7 6.1 16 11.2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Hình 2.4. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2010 (Nguồn: Xử lý từ [6])

Cùng với đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất là một yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển nhanh và có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực trong thời gian tới.

Cũng như nông dân Việt Nam nói chung, người nông dân Bắc Giang gắn bó với đất đai. Qua nhiều thế hệ và quá trình sản xuất, họ hiểu rõ các điều kiện sinh thái nông nghiệp của địa phương cũng như kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh với những bất trắc và tận dụng những ưu thế của ĐKTN. Nếu có những chính sách thích hợp để động viên họ thì họ sẽ phát huy tính năng động, sáng tạo và kinh nghiệm sản xuất của mình.

Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể lao động trẻ chưa được đào tạo nghề hoặc nếu được đào tạo thì còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực KHCN, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều này cũng làm hạn chế tới việc phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

a. Cơ sở hạ tầng * Giao thông vận tải

Mạng lưới GTVT được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế quốc dân.

- Hệ thống đường bộ

Toàn tỉnh có 6.735 km đường bộ với mật độ 1,7 km/km2, trong đó có các tuyến đường chính sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc lộ 1A, quốc lộ 31, quốc lộ 37 và quốc lộ 279 với tổng chiều dài quan tỉnh là 284 km, mặt đường rộng từ 7 – 11 m, chỉ có quốc lộ 1A và một phần quốc lộ 31 được trải nhựa, còn quốc lộ 279 chưa được trải nhựa, chất lượng kém nhưng vẫn đi lại được trong mùa mưa.

Hệ thống đường tỉnh, đường huyện có đường 284 (Yên Dũng – Yên Thế), đường 289 (Việt Yên – Hiệp Hòa), đường 290 (Lạng Giang – Cống Cầu) và đường 293 (Lục Nam – Mai Sưu), trong đó có một số đoạn được trải nhựa. 92,27% số xã trên địa bàn tỉnh có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa, bê tông hóa. Hệ thống đường liên huyện đã được khai thông thuận tiện nhưng mới được rải cấp phối, chất lượng xấu. Hệ thống đường liên xã, liên thôn ở trung du cơ bản đã giải quyết xong nền và lòng đường, mặt đường chưa được cứng hóa. Các huyện miền núi vẫn trong tình trạng khó khăn: còn 08 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, nhiều xã có đường nhưng chỉ đi được trong mùa khô, còn mùa mưa đi lại hết sức khó khăn.

- Hệ thống đường sắt

Trên địa bàn tỉnh có 03 tuyến đường sắt chạy qua, đó là các tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, Kép – Hạ Long và Kép – Lưu Xá.

+ Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng: Chiều dài 162 km. Trong đó, đoạn qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 40 km (từ đầu Đáp Cầu đến cầu Xe Điếu). Toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuyến có khổ đường lồng 1.000 – 1.435 mm; tà vẹt bê tông liền khối chất lượng tốt, tốc độ chạy tàu 70 km/h. Hệ thống tín hiệu bán tự động, hệ thống vô tuyến sóng cực ngắn sử dụng kỹ thuật số và tổng đài điện tử. Có 04 ga là Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép. Nhìn chung, các ga hiện nay đã được nâng cấp, cải tạo.

+ Tuyến Kép – Hạ Long: Chiều dài 106km. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang là 32,8 km (từ ga Kép đến xã Cẩm Lý). Tồn tại lớn nhất của tuyến này là sự xuống cấp của bộ phận kiến trúc tầng trên; hệ thống thông tin hữu tuyến, chất lượng liên lạc hạn chế hơn. Có 04 ga là Kép, Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý. Hiện nay, các ga này vẫn chưa được nâng cấp, cải tạo.

+ Tuyến Kép – Lưu Xá: Chiều dài 57 km. Trong đó, đoạn qua địa phận Bắc Giang dài 23 km (từ ga Kép đến Mỏ Trạng). Hiện nay, chất lượng đường này rất xấu. Vận tải đường sắt do TW quản lý, vận chuyền hành khách chủ yếu đến các khu vực TP. Bắc Giang, trung tâm các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam. Do vậy, khá thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Hệ thống đường sông

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 03 con sông chính chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 km. Đây là những tuyến đường thủy quan trọng nối với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và thông ra biển trong đó có 178 km đảm bảo cho tàu thuyền hàng trăm tấn đi lại thuận lợi.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối thuận lợi. Các sông có luồng rạch khá ổn định, nước chảy êm thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Tuy nhiên, vào mùa khô ở các khu vực thượng lưu, mực nước xuống thấp, lòng sông hẹp chỉ phù hợp với những thuyền có trọng tải nhỏ và đặc biệt có những đoạn, tuyến gấp khúc cần phải có trang thiết bị đầy đủ hệ thống thông tin tín hiệu nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận tải, nhất là đối với hành khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Hệ thống điện

Bắc Giang có mạng lưới điện quốc gia ở 10 huyện, thành phố. 99,52% xã, phường, thị trấn đã có điện. Mạng lưới phân phối điện đã đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống, là cơ sở khá thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trong những năm tới cần phải có quy hoạch, đầu tư và cải tạo lưới điện thì mới có khả năng đáp ứng phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh.

* Thông tin liên lạc

Mạng lưới BCVT của tỉnh phát triển với tốc độ nhanh. Hầu hết các nơi đông dân cư trong nông thôn đã có bưu cục. Toàn tỉnh có 200.957 thuê bao điện thoại cố định, bình quân 19,14 thuê bao/100 dân (năm 2010). Đồng thời, có 40.358 thuê bao Internet.

Mạng lưới viễn thông khu vực thành phố Bắc Giang và lân cận đã được phủ sóng điện thoại di động Vinaphone, Viettel mobile, Mobile phone, … Các trạm Viba viễn thông chuyển tiếp từ tỉnh đến huyện và chuyển tiếp với các tỉnh và các nước trên thế giới thông qua vệ tinh đã được lắp đặt, phân bố ở các khu vực trong tỉnh. Đây là thuận lợi lớn của Bắc Giang trong đầu tư và phát triển hiệu quả kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

b. Cơ sở vật chất kĩ thuật

Toàn tỉnh có 683 công trình thủy tưới gồm 257 hồ đập, 121 trạm bơm và 325 công trình tiêu, trong đó có 46 trạm bơm lớn, 22 hồ trên 1 triệu m3

nước, 219,7 km kênh tưới tiêu cấp I; 659 km kênh cấp II; 1.278 km kênh cấp III và kênh nội đồng. Đã triển khai kiên cố hóa được 33,5 km trên kênh cấp I, đạt 15,3%; 198 km kênh cấp II, đạt 30% và 704 km kênh cấp III và kênh nội đồng, đạt 55%. Đã đảm bảo tưới tiêu chủ động cho khoảng 70 – 75% diện tích canh tác toàn tỉnh.

Đến nay, tỉnh đã xây dựng được trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh, trung tâm giống thủy sản cấp I và công ty cổ phần giống cây trồng tỉnh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giang. Bên cạnh đó, còn có hệ thống các trạm giống cây trồng, vật nuôi (trạm giống cây ăn quả Lạng Giang, trại giống lợn, các cơ sở sản xuất cá giống, …). Ở các huyện có các trạm (trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y, trạm khuyến nông), cửa hàng vật tư kỹ thuật nông nghiệp

Mặc dù còn có những hạn chế nhất định (về CSVCKT, trang thiết bị) nhưng những năm qua, hệ thống dịch vụ nông nghiệp của tỉnh đã góp phần quan trọng vào những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.3.3. Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả vĩ mô và vi mô.

Nổi bật nhất là chính sách “khoán 10” giao đất, giao rừng tới người dân lao động. Nhờ đó, người nông dân hăng hái sản xuất, đầu tư thêm sức lao động, vốn trên đất nhận khoán với hợp tác xã. Trong nông thôn, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất thâm canh, khai thác các lợi thế sẵn có bằng tiềm năng tại chỗ, tự vươn lên trong sản xuất.

Cùng với chính sách “khoán sản phẩm” một số chính sách khác có tác động trực tiếp đến người lao động, phát triển sản xuất như chính sách hỗ trợ phát triển các công trình và phương tiện phục vụ sản xuất, chính sách cung ứng thiết bị vật tư thiết yếu, chính sách phát triển kinh tế gia đình, khuyến khích chăn nuôi, các chính sách cải tiến quản lý ngành nội thương đảm bảo cung ứng các tư liệu sản xuất đúng số lượng và địa điểm cho nhân dân.

Trên cơ sở những chính sách của Đảng và Nhà nước, Bắc Giang đã có sự

vận dụng để phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với thực tế của tỉnh. Đảng bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỉnh Bắc Giang coi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là việc làm quan trọng hàng đầu. Chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII (2010) và trở thành 1 trong 5 chương trình phát triển KT-XH trọng tâm giai đoạn 2011 – 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, các quy định, quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh ban hành về kinh tế trang trại, về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến nông sản đã tạo ra những động lực quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Chính sách đất đai: Tỉnh đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn. Khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai.

Chính sách thuế: Thực hiện miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp thu

mua sản phẩm nhằm giải quyết đầu ra cho nhân dân yên tâm sản xuất. Bắc Giang đã có những chính sách tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy nhằm đảm bảo lợi ích giữa các phía. Các cơ sở công nghiệp chế biến có quỹ bảo hiểm giúp người nông dân trong việc đầu tư giống, nguyên liệu và hướng dẫn chăm sóc giống cây trồng.

Chính sách phát triển thị trường: Chính sách tìm kiếm và phát triển thị

trường rất quan trọng khi sản xuất nông nghiệp muốn trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Bắc Giang đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống chợ đầu mối ở nông thôn để thu mua và trao đổi nông sản: chợ An Châu (Sơn Động), chợ Chũ (Lục Ngạn), chợ Mọc (Tân Yên), …

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 68)