Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nông nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu KT-XH là một vấn đề rất quan trọng nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách sát thực nhất vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao. Trong đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1.1.4.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nông nghiệp theo ngành

a. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp

GTSXNN là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên

một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kỳ nhất định. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng nhằm phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, chỉ tiêu tốc độ tăng GTSX nông nghiệp còn phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Bởi lẽ, giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp được tạo ra chủ yếu nhờ nâng cao năng suất lao động trong điều kiện các yếu tố tự nhiên có giới hạn.

Để tính tốc độ tăng GTSX nông nghiệp, người ta thường lấy giá trị so sánh một năm cố định hoặc so với năm gốc - đó là năm mà nền kinh tế đất nước có ít biến động nhất, nhưng không nên quá cách xa so với thời điểm so sánh. Ở Việt Nam, tính tốc độ tăng GTSX theo giá so sánh năm 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. GTSX nông nghiệ p và tỷ trọng GTSX nông nghiệp so với tổng GTSX nông – lâm – thủy sản

Chỉ tiêu này cho biết vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GTSX nông nghiệp và là thước đo để đánh giá trình độ phát triển nông nghiệp của mỗi địa phương.

c. Cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp)

CCGTSXNN phụ thuộc vào ĐKTN, KT-XH và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Theo xu hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Chỉ tiêu GTSX và CCGTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa phản ánh sự tăng lên về sản lượng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt chất lượng của sự phát triển nông nghiệp.

d. Giá trị sản phẩm được tạo ra trên 1 ha đất nông nghiệp

Công thức tính: G =P/S. Trong đó: P là GTSX (triệu đồng); S là diện tích gieo trồng (ha) và G là giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha). Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất. Do vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không có nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra ngày càng tăng. Đó chính là sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao.

e. Năng suất lao động nông nghiệp

Công thức tính: N=P/L. Trong đó: P là GTSX (triệu đồng); L là số lao động nông nghiệp (người) và N là năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thường thấp hơn các ngành kinh tế khác.

1.1.4.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nông nghiệp theo lãnh thổ

Các hình thức TCLTNN khá phong phú từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài tập trung vào một số hình thức TCLTNN tiêu biểu là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái.

a. Hộ gia đình

Hộ là một đơn vị KT-XH tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại. Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung nguồn thu nhập.

- Tiêu chí cơ bản của hộ gia đình:

+ Về đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Ở Ấn Độ bình quân diện tích đất canh tác < 2 ha/hộ, ở Philippin < 3 ha/hộ, ở Việt Nam từ 0,5ha/hộ (ở miền Bắc), đến 0,6 - 1ha/hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ở nước ta, hộ gia đình không có quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng.

+ Về vốn, đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích luỹ thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất. Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từ tiền bán nông phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về lao động, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Sức lao động của nông hộ không phải hàng hoá, mà là tự phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của gia đình.

+ Kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống.

+ Quy mô sản xuất (đất đai, vốn, lao động) rất nhỏ bé.

Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hoá.

b. Trang trại

Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình, được phát triển trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá. Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hoá, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh.

Tiêu chí cơ bản của trang trại:

+ Quy mô đất đai có sự khác nhau giữa các nước.

+ Cách thức tổ chức sản xuất (tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hoá (chứ không sản xuất đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động, ... trên một đơn vị diện tích)

+ Lao động (có thuê mướn lao động thường xuyên và lao động thời vụ) + Sản xuất chuyên môn hóa (cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, tạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá, ...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn c. Hợp tác xã nông nghiệp

HTXNN là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỉ suất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.

Tiêu chí cơ bản của HTXNN:

+ Là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm nhưng kém hiệu quả.

+ Hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận cho các thành viên góp vốn vào HTX mà còn nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại. Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước Âu - Mỹ, cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành (hay tổng hợp), phổ biến ở các nước châu Á với nhiều loại dịch vụ.

+ Cơ sở thành lập HTXNN dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và mỗi xã viên đều có quyền bình đằng theo nguyên tắc mỗi người một phiếu bầu không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều.

+ HTXNN là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh.

Như vậy, bản chất của HTXNN là tổ chức kinh tế liên kết trên cơ sở của các nông hộ và nông trại, mang tính chất vừa tương trợ giúp đỡ vừa kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn d. Vùng chuyên canh

Trên một lãnh thổ nhất định, hoạt động sản xuất có sự tập trung cao độ với quy mô lớn được đầu tư trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hóa một loại nông phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao về KT-XH.

Vùng chuyên canh có những tiêu chí cơ bản sau đây:

+ Mức độ tập trung hóa đất đai rất lớn trên một lãnh thổ nhất định. Nhìn chung, diện tích đất dành cho một (hay một vài) loại cây trồng nào đó tương đối lớn.

+ Chuyên môn hóa sản xuất phát triển ở trình độ cao. Nói đến vùng chuyên canh là phải nói đến chuyên môn hóa. Mục tiêu chính của chuyên môn hóa là tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của vùng với chất lượng cao, giá thành hạ để có thể cạnh tranh được trên thị trường.

+ Sản xuất được tiến hành gắn với thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến, đảm bảo được các mối liên hệ đặc biệt giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến.

e. Tiểu vùng nông nghiệp

Tiểu vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các ĐKTN và KT-XH, được hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng tiểu vùng.

Tiểu vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của địa phương (một tỉnh) bao gồm những lãnh thổ có sự tương đồng về: Điều kiện sinh thái nông nghiệp (khí hậu, đất đai, nguồn nước...); Điều kiện KT-XH (số lượng, chất lượng và sự phân bố dân cư, lao động nông nghiệp, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất); Trình độ thâm canh, CSVCKT, chế độ canh tác; Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chuyên môn hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc phân chia các tiểu vùng nông nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện KT-XH và hình thành các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)