Định hướng cụ thể[25]

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 136)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3.2. Định hướng cụ thể[25]

a. Ngành trồng trọt * Sản xuất lương thực

Để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, sản lượng lương thực cần đạt năm 2020 khoảng 680 nghìn tấn. Dự kiến phương án sản xuất lương thực của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 như sau:

Cây lương thực có hạt: Diện tích là 117.800 ha và sản lượng là 684.100 tấn. Trong đó, diện tích lúa cả năm 100.000 ha và sản lượng là 602.300 tấn, năng suất đạt 60,2 tạ/ha. Diện tích ngô đạt 17.800 ha và sản lượng ngô là 81.800 tấn, năng suất ngô là 46,0 tạ/ha (xem bảng 02 – phụ lục 01)

Như vậy, phương hướng sản xuất lương thực của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 đến 2020 theo hướng giảm diện tích để chuyển sang sử dụng cho các mục đích phát triển KT-XH khác và đầu tư thâm canh, tăng năng suất để đảm bảo an ninh lương thực.

* Cây ăn quả

Định hướng quy hoạch sản xuất cây ăn quả của tỉnh đến năm 2020 là tập trung đầu tư nâng cao chất lượng quả và thâm canh, tăng năng suất trên các vườn cây ăn quả hiện có, chuyển đổi cơ cấu các loại quả, mở rộng diện tích một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số cây ăn quả ưu thế đối với tỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường như cam, bưởi, na, hồng dứa, … (xem bảng 03 – phụ lục 01)

Diện tích cây ăn quả của tỉnh thời kỳ 2011-2020 tăng lên và giữ ổn định ở mức 45.000 ha. Trong khi đó, trên địa bàn toàn quốc phát triển thêm khoảng 500.000 ha cây ăn quả các loại, riêng vùng TDMNPB tăng thêm 128.000 ha. Điều này phù hợp với định hướng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, năng suất vườn quả của Bắc Giang. Do đầu tư thâm canh nên năng suất các loại cây ăn quả dự kiến năm cuối quy hoạch (năm 2020) đều cao cấp 1,2-1,8 lần so với năng suất hiện nay (tùy từng loại quả).

* Cây công nghiệp - Cây đậu tương

Để thực hiện đa dạng hóa cây trồng tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác và góp phần thực hiện Đề án phát triển đậu tương thay thế cây nhập khẩu của cả nước, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương sẽ tăng lên. Các huyện trọng điểm đầu tư trồng đậu tương là Hiệp Hòa, Lạng Giang, Việt Yên, Lục Nam (xem bảng 04 – phụ lục 01)

- Cây lạc

Bắc Giang được xác định là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lạc của vùng TDMNPB. Do đó, dự kiến quy hoạch sản xuất lạc của tỉnh đến năm 2020 như sau: Diện tích lạc là 13.470 ha, sản lượng lạc là 33.675 tấn và năng suất đạt 25,0 tạ/ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế (xem bảng 05 – phụ lục 01)

- Cây thuốc lá

Trên cơ sở chuyển đổi trồng thuốc lá sợi vàng truyền thống sang trồng các giống thuốc lá mới theo yêu cầu cung cấp nguyên liệu của các nhà máy thuốc lá. Dự kiến quy hoạch sản xuất lá của Bắc Giang đến năm 2020 như sau: Bố trí ổn định 500 ha, tập trung ở huyện Lạng Giang 200 ha, Yên Thế 200 ha và Lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam 100 ha. Dự kiến năng suất đạt 20 tạ/ha năm 2020 và sản lượng đạt 1.000 tấn.

- Rau thực phẩm

Do đặc thù sản xuất rau thực phẩm phải gắn chặt chẽ với thị trường tiêu thụ nên phát triển ở những nơi có lợi thế so sánh về thị trường và quy mô cũng không lớn. Trong những năm tới, Bắc Giang có thể phát triển những loại sản phẩm trên để hỗ trợ cho sản xuất rau thực phẩm ở Hà Nội và Bắc Ninh. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh, dự kiến phát triển sản xuất rau thực phẩm của tỉnh đến năm 2020 như sau: Diện tích rau các loại là 24.250 ha, sản lượng là 313.150 tấn và năng suất đạt 129,0 tạ/ha. Diện tích đậu đỗ là 3.850 ha, sản lượng là 5.228 tấn và năng suất đạt 13,6 tạ/ha (xem bảng 06 – phụ lục 01)

- Hoa, cây cảnh

Thực tế sản xuất hoa , cây cảnh của Bắc Giang, dự kiến trong thời gian tới quy hoạch bố trí 35 – 45 ha tại địa bàn ven các trục giao thông chính ở khu vực các xã của Thành phố và thuộc huyện Lạng Giang , Yên Dũng, Việt Yên để sản xuất hoa, cây cảnh . Cụ thể: TP. Bắc Giang: 15ha; huyện Lạng Giang : 10 ha; huyện Yên Dũng: 5 – 10 ha; huyện Việt Yên: 5 – 10 ha

b. Ngành chăn nuôi * Định hướng chung

Định hướng quy hoạch phát triển chăn nuôi của Bắc Giang giai đoạn 2011-2020 được xác định như sau : Chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi công nghiệp. Dành diện tích đất để trồng cỏ và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi để mở rộng quy mô và chất lượng đàn vật nuôi . Đồng thời, tập trung phát tr iển mạnh đàn lợn chất lượng cao và chăn nuôi bò, trâu lấy thịt. Đầu tư xây dựng các vùng c hăn nuôi lợn, bò, trâu hàng hóa chất lượng cao , sạch bệnh dựa trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới vào chăn nuôi và chú trọng cải tạo đàn lợn, bò, trâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Định hướng phát triển đàn vật nuôi đến năm 2020

- Đàn lợn

Căn cứ vào điều kiện phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh và xu hướng phát triển chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh hiện nay (nhiều hộ đã thường xuyên nuôi từ 30-100 con). Với phương án lựa chọn để phát triển đàn lợn như trên , đến năm 2020 đàn lợn của tỉnh sẽ đạt 2,58 triệu con. Trong đó, đàn lợn nái có 510 nghìn con; đàn lợn thịt có 2,07 triệu con vào năm 2020.

Để đạt đượ c mục tiêu quy hoạch 2,58 triệu con lợn trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2020, dự kiến bố trí ở huyện Lạng Giang 376.800 con, Tân Yên 315.500 con, Hiệp Hòa 390.500 con, Lục Ngạn 314.300 con, Lục Nam 313.000 con, Việt Yên 284.000 con, Yên Dũng 238.500 con, Yên Thế 180.200 con, Sơn Động 102.200 con và thành phố Bắc Giang 65.000 con.

- Đàn bò

Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi khai thác lợi thế của tỉnh và tăng nha nh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp , phương án phát triển đàn bò là tiếp tục gia tăng tốc độ tăng trưởng đàn cao hơn bình quân trong 10 năm qua và từng bước phát triển nuôi bò sữa ở những địa bàn có điều kiện nuôi và thị trường tiêu thụ.

Quy hoạch phát triển đàn b ò của tỉnh như trên, đến năm 2020 tổng đàn bò toàn tỉnh đạt 242.000 con (trong đó có 180.000 con bò thịt ). Dự kiến bố trí ở Hiệp Hòa 55.000 con, Lạng Giang 38.000 con, Tân Yên 39.000 con, Yên Dũng 35.000 con, Việt Yên 30.000 con, Lục Nam 16.000 con, Yên Thế 10.000 con, Sơn Động 6.000 con, Lục Ngạn 9.500 con và thành phố Bắc Giang 3.500 con.

- Đàn trâu

Căn cứ vào thực tế chăn nuôi trâu ở các huyện và định hướng phát triển trâu ở vù ng TDMNPB. Dự kiến các huyện miền núi (Lục Ngạn , Sơn Động ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yên Thế), đàn trâu phát triển đạt mức độ tăng trưởng đàn từ 1,5 đến 2,0%/năm, còn các huyện khác giảm dần với mức độ (-0,4%/năm) trong kỳ quy hoạch.

Với quy hoạch đàn trâu như trên , đến năm 2015 đàn trâu của Bắc Giang có 95.000 con (trong đó trâu thịt là 30.000 con) và đến năm 2020 có 103.000 con (trong đó trâu thịt là 50.000 con).

Dự kiến bố trí ở huyện Lục Ngạn 25.000 con, Sơn Động 19.000 con, Lục Nam 14.600 con, Yên Thế 12.400 con, Lạng Giang 9.800 con, Hiệp Hòa 5.700 con, Tân Yên 7.500 con, Yên Dũng 4.700 con, Việt Yên 4.100 con và thành phố Bắc Giang 200 con.

- Đàn gia cầm

Tập trung đầu tư khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất giống gia cầm

“ông bà” có năng suất và chất lượng cao để sản xuất con giống nuôi thương

phẩm đủ cung cấp cho sản xuất gia cầm của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng 7- 8%/năm (mức tăng trưởng tương đương mức dự kiến phát triển đàn gia cầm của cả nước).

Quy hoạch phát triển đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang như trên , đến năm 2020 đàn gia cầm của tỉnh có 29,0 triệu con . Trong đó , huyện Lục Nam 5,0 triệu con, huyện Lạng Giang 4,0 triệu con, Tân Yên 4,5 triệu con, Hiệp Hòa 3,5 triệu con , Việt Yên 2,5 triệu con, Yên Dũng 2,4 triệu con , Yên Thế 2,0 triệu con, Lục Ngạn 3,6 triệu con, Sơn Động 1,0 triệu con và thành phố Bắc Giang 0,5 triệu con.

- Các loại vật nuôi khác

Tùy điều kiện ở từng địa bàn mà các huyện có thể phát triển nuôi dê (giống dê Bách Thảo) và nuôi ong ngoại (giống ong Ý) để tạo ra sản phẩm chăn nuôi đặc sản chất lượng cao.

Dự kiến đàn dê của tỉnh đến năm 2015 đạt 15.000 con và năm 2020 đạt 21.000 – 22.000 con, bố trí tập trung ở Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế . Đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ong của tỉnh dự kiến năm 2010 đạt 30.500 đàn và năm 2020 đạt 36.200 đàn, bố trí tập trung ở Lục Nam 10.000 đàn, Lục Ngạn 9.000 đàn, Sơn Động 6.000 đàn, Yên Thế 3.500 đàn và Yên Dũng 3.000 đàn.

Quy hoạch phát triển chăn nuôi như trên , so với phương án quy hoạch trước đây, tốc độ tăng trưởng cao gấp 3 – 4 lần, điều này đáp ứng được định hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm chăn nuôi để thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới (xem bảng 07 – phụ lục 01)

c. Dịch vụ nông nghiệp

* Hệ thống cơ sở chế biến nông nghiệp

Để gắn sản xuất với chế biến nhằm nâng c ao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tập trung sản xuất một số l oại sản phẩm nông nghiệp phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp và quy hoạch phát triển ngành chế biến nông sản thực phẩm. Đến năm 2020, dự kiến quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến nông sản của tỉnh Bắc Giang như sau:

- Các cơ sở chế biến lương thực : Đầu tư má y sấy có công suất 0,2 – 0,5 tấn mẻ cho các hộ gia đình ở vùng sản xuất lúa , ngô tập trung thâm canh . Phát triển máy xay xát công suất 0,8-1 tấn/giờ ở các xã (mỗi xã 3 – 5 máy). Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hiện đạ i, công suất 450 – 1.000 tấn/kho (dự kiến xây dựng 4 kho).

- Các cơ sở chế biến rau quả

Nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có như nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu tỉnh Bắc Giang , cơ sở chế biến đồ hộp và dây chuyề n đông lạnh của Công ty Thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, …

Đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản ở huyện Lục Ngạn (công suất từ 8.000 – 10.000 tấn/năm). Đầu tư xây dựng các kho lạnh bảo quản rau tại các vùng quy hoạch sản xuất rau tập trung hàng hóa ở thành phố Bắc Giang , huyện Hiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hòa, huyện Lạng Giang , huyện Việt Yên , huyện Yên Dũng , huyện Lục Nam (quy mô 40-750 tấn/vụ).

Đầu tư các dây chuyền sấy chân không hoa quả (6 cơ sở, công suất 8-12 tấn/ngày/cơ sở).

Đầu tư xây dựng nhà máy nước hoa quả đóng lon ở khu công nghiệp, công suất 50 triệu lon/năm. Xây dựng các cơ sở sơ chế , bảo quản, đóng gói ở các vùng sản xuất rau an toàn . Tiếp tục đầu tư thêm 18 dây chuyền sấy chân không hoa quả, công suất từ 8-12 tấn/ngày.

- Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc

Đầu tư nâng cấp 02 cơ sở sản xuất thức ăn gia súc hiện có (01 cơ sở của Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm , 01 cơ sở của Công ty Hải Sơn ) để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất.

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại khu công nghiệp , công suất 30.000 – 100.000 tấn/năm.

Đầu tư nâng công suất nhà máy chế biến thức ăn gia súc lên 130.000 tấn/ngày.

- Các cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cầm

Đầu tư xây dựng 04 cơ sở giết mổ gia súc , gia cầm tập trung kết hợp với xây dựng kho đông lạnh quy mô nhỏ (công suất 450 tấn) ở khu vực thành phố , huyện Lạng Giang , huyện Việt Yên và huyện Lục Ngạn , … Xây dựng 01 kho lạnh bảo quản thịt, công suất 7.000 – 10.000 tấn/năm tại thành phố Bắc Giang.

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt có công suất 10.000 tấn/năm và tiếp tục nâng công suất lên 15.000 tấn/năm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉ nh đã xây dựng được hệ thống tiêu tự chảy và 40 trạm bơm tiêu với năng lực tiêu thiết kế 376.424 ha, diện tích tiêu thực tế đạt 363.443 ha, so với diện tích cần tiêu đạt 95%. Tuy nhiên, do hệ thống cống đầu mối và kênh dẫn đã b ị bồi lắng và xuống cấp nghiêm trọng , một số công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu trước đây thiết kế hệ số tiêu nhỏ (1,7 + 3,5 l/s/ha) đến nay không đáp ứng yêu cầu trong điều kiện canh tác mới.

Từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung vào việc đầu tư n âng cấp, tu bổ, sửa chữa các công trình tiêu hiện có (xem bảng 08 – phụ lục 01)

- Công trình tưới

Để đảm bảo đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh các công trì nh tưới phục vụ tưới cho 70.533 ha lúa – hoa màu (gồm 55.000 ha lúa và 15.533 ha hoa màu), 21.300 ha cây ăn quả và phục vụ cho nuôi trồng thủy sản diện tích kho ảng 12.000 ha (xem bảng 09 – phụ lục 01)

- Công trình chống lũ

Qua thực tế ở Bắc Giang, để đảm bảo chống lũ, hệ thống đê trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam phải được xây dựng theo tiêu chuẩn tần suất thiết kế là 5%. Sau khi xem xét cân nhắc đã lựa chọn giải pháp công trình chống lũ của tỉnh Bắc Giang như sau:

Trên sông Cầu xây dựng hồ Vân Lăng , kết hợp mở rộng 2 khoang trà n (40m) thác Huống, trên sông Lục Nam xây dựng hồ Nà Lạnh.

Về hệ thống đê trong lưu vực các sông thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang , hiện nay còn một số tuyến đê còn chưa đạt tiêu chuẩn thiết kế chống lũ như có đoạn đê bề rộng đỉ nh đê còn nhỏ (3 – 4m, trong khi yêu cầu phải > 5m), có đoạn đê chưa đủ độ cao chống lũ thiết kế, độ dốc mái đê nhiều đoạn còn nhỏ (1,5 – 1,7, trong khi yêu cầu là (2,0 – 3,0). Để đảm bảo có hệ thống đê chống lũ chắc chắn, trong những năm tới cần đầu tư tu bổ , nâng cấp các đoạn đê hiện chưa đủ tiêu chuẩn chống lũ theo thiết kế. Cụ thể:

+ Đê Tả sông Cầu : Tôn cao áp trúc gần 4,2km và tôn cao áp trúc , đắp cơ đê 1,0 km.

+ Đê sông Thương: Tôn cao áp trúc 4,13 km và tôn cao áp trúc , đắp cơ đê 450 m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đê Thống Nhất (Lục Nam): Tôn cao áp trúc 2,85 km.

+ Đầu tư xây dựng kè Chi Ly , kè chùa Sòi và kè Lăng Sơn (kè đá chống sạt mái và bảo vệ bờ).

* Hệ thống chợ nông thôn

Ở khu vực nông t hôn trong những năm tới , ngoài việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mạng lưới chợ theo địa bàn dân cư để tăng cường hoạt động trao đổi hàng hóa, nông sản phẩm, cần tập trung đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối ở những vùng sản xuất các loạ i nông sản phẩm tập trung để đẩy mạnh tiêu thụ , trao đổi sản phẩm của vùng.

- Quy hoạch cải tạo nâng cấp chợ hiện có

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh dự kiến xây dựng mới 44 chợ, trong đó ở thành phố Bắc Giang 7 chợ và 37 chợ ở khu vực địa bàn các huyện (bao gồm huyện Sơn Động 4 chợ, Lục Ngạn 6 chợ, Lục Nam 8 chợ, Yên Thế 3 chợ, Lạng Giang 6 chợ, Tân Yên 5 chợ, Yên Dũng 1 chợ, Hiệp Hòa 2 chợ và Việt Yên 2 chợ).

- Quy hoạch xây dựng mới chợ nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)