Ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 106)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Ngành chăn nuô

a. GTSX và cơ cấu GTSX

Bảng 2.12. GTSX ngành chăn nuôi theo giá trị thực tế phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010

Năm Tổng số

(Triệu đồng)

Chia ra ( %)

Gia súc Gia cầm Sản phẩm không qua giết thịt

2000 752.862 67,9 18,9 13,2 2002 872.568 68,4 18,3 13,3 2004 1.117.914 73,3 15,3 11,4 2006 1.825.262 76,8 15,3 7,9 2008 4.471.127 71,9 19,8 8,3 2010 5.642.398 64,9 25,5 9,6 (Nguồn: [6])

GTSX ngành chăn nuôi có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2010, GTSX ngành chăn nuôi đạt 5.642.398 triệu đồng, tăng gấp 7,5 lần so với năm 2000 và chiếm 48,5% GTSX toàn ngành nông nghiệp, vượt lên cả trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọt. Tỉ trọng ngành chăn nuôi so với năm 2000 tăng 17,5 điểm phần trăm. Đây là cơ cấu tiến bộ so với cả nước (25,1%) và vùng TDMNPB (34,0%).

Chăn nuôi gia súc có một vai trò rất quan trọng trong đời sống. GTSX không ngừng tăng lên. Năm 2010, GTSX chăn nuôi gia súc đạt 3.659.738 triệu đồng, chiếm 64,9% GTSX ngành chăn nuôi, tăng 7,2 lần so với năm 2000. Điều này cho thấy, chăn nuôi gia súc phù hợp với đặc điểm sinh thái của tỉnh trung du. Các sản phẩm không qua giết thịt và sản phẩm phụ trong ngành chăn nuôi về GTSX có xu hướng tăng lên. Song tốc độ tăng chưa mạnh mẽ nên tỉ trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi vẫn khá khiêm tốn.

Chăn nuôi khác bao gồm như chăn nuôi ong lấy mật và chăn nuôi các vật nuôi đặc sản như: Dúi, thỏ lấy thịt, gấu lấy mật, hươu lấy nhung, nhím, nuôi rắn lấy thịt và làm dược phẩm, … Đây là những nghề mới hình thành những bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá.

b. Các vật nuôi và sản phẩm chính * Gia súc 125218 98970 93733 91805 87342 83660 67996 76670 90512 138973 149399 150985 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm Con Trâu Bò

Hình 2.12. Số lƣợng trâu, bò tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu vật nuôi có sự chuyển biến theo hướng tích cực: tăng đàn bò và đàn trâu có xu hướng giảm.

- Chăn nuôi trâu

Trâu là vật nuôi gắn liền với sản xuất nông nghiệp “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong điều kiện của Bắc Giang hiện nay, sức kéo của trâu bò tiếp tục giữ những vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, số lượng đàn trâu trong tỉnh có xu hướng giảm. Năm 2010, số lượng đàn trâu 83,7 nghìn con giảm gần 1,5 lần so với năm 2000. Hiện nay, Bắc Giang đứng thứ 13/15 tỉnh TDMNPB về số đàn trâu (chỉ trên Bắc Kạn và Quảng Ninh), song cũng đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Nguyên nhân là do nhu cầu sức kéo được thay thế dần bằng máy móc nông nghiệp, chăn nuôi trâu chuyển dần sang mục đích chăn nuôi lấy thịt. Các huyện nuôi nhiều trâu là Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Lạng Giang, Yên Thế, chủ yếu là các huyện vùng núi.

Chăn nuôi trâu ở Bắc Giang đang chuyển dần sang xu hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu thực phẩm. Các huyện có tỉ lệ đàn trâu cày kéo lớn như Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, … Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng liên tục. Các địa phương có tỉ lệ thịt trâu xuất chuồng lớn là Lạng Giang, Yên Thế, Lục Nam, … với khối lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tương ứng là 563 – 409 – 315 tấn (2010)

- Chăn nuôi bò

Cũng như chăn nuôi trâu, chăn nuôi bò cũng góp phần cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và cung cấp thịt, sữa cho bữa ăn hàng ngày. Trong khi đàn trâu có xu hướng giảm thì đàn bò lại có xu hướng tăng.

Trong giai đoạn 2000 - 2010, đàn bò tăng liên tục từ 68,0 nghìn con năm 2000 lên 151 nghìn con năm 2010, tăng gấp 2,2 lần. Bắc Giang là tỉnh có tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đàn bò đứng thứ 2 trong vùng TDMNPB sau Sơn La và đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước. Tỷ lệ chăn nuôi bò lấy sức kéo giảm thay vào đó là xu thế chăn nuôi bò lấy thịt cung cấp cho thị trường.

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều dự án như: Ứng dụng các giải pháp KHCN trong chăn nuôi bò thịt theo hướng bán chăn thả, triển khai xây dựng mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã vùng cao Phong Vân, … Ngoài ra, cũng phải kể đến yếu tố thị trường trong sự gia tăng sản lượng đàn bò. Thịt bò hiện nay là thực phẩm được ưa chuộng trên thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt bò đang tăng lên, nhất là trong điều kiện dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, cúm AH1N1, … đang tái phát nên người dân chuyển sang sử dụng thịt bò, làm cho giá cả tăng, người nuôi bò thịt thu lãi cao. Ngược lại với nuôi trâu, đàn bò tập trung ở các huyện trung du và đồng bằng. Hiệp Hòa là huyện có số đàn bò và sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cao nhất trong toàn tỉnh, gần 35,0 nghìn con và 1.094 tấn năm 2010. Tuy đàn bò trong những năm qua phát triển mạnh, song việc nâng cao chất lượng giống đàn bò còn chưa được toàn diện, tỉ lệ bò lai Sind thấp (khoảng 30% tổng đàn).

Các huyện trọng điểm nuôi bò sau Hiệp Hòa là Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên và Yên Dũng. Năm 2010, chỉ tính riêng những huyện này đã chiếm tới 73% đàn bò của toàn tỉnh.

- Chăn nuôi lợn

Những năm gần đây, sản lượng lương thực tăng vững chắc, cơ sở thức ăn công nghiệp được mở rộng nên chăn nuôi lợn ở Bắc Giang trong những năm qua đã tăng nhanh cả về số lượng và chuyển biến tốt về chất lượng, công tác cải tạo giống được thực hiện, chương trình nạc hóa đàn lợn đang được khuyến khích phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2010, số lượng đàn lợn là 1,16 triệu con tăng gấp 1,6 lần so với năm 2000, đứng đầu vùng TDMNPB và đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và Nghệ An). Tỉ lệ lợn nái chiếm 16,3% tổng số đàn. Cơ cấu lợn nái đã thay đổi theo chiều hướng thuận lợi cho sản xuất hàng hóa. Tỉ lệ đàn lợn nái ngoại, nái lai tăng lên. Địa phương có tỉ lệ lợn nái trong tổng đàn lợn cao là Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, … Hình thức chăn nuôi trạng trại, chăn nuôi thâm canh đang được mở rộng, tập trung nhiều ở các huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Việt Yên). Ngoài ra, còn có hơn 1.000 gia trại chăn nuôi lợn với quy mô trên 30 con/lứa. Hiện nay, đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng trại lợn giống ngoại ông bà quy mô 150 nái; các cơ sở sản xuất tinh lợn đã cung ứng tinh lợn ngoại phục vụ phát triển nạc hóa đàn lợn mỗi năm được khoảng 450.000 liều; xây dựng được vùng lợn nái Móng Cái chất lượng cao ở 02 xã Tăng Tiến và Hồng Thái (Việt Yên) quy mô 800 con, mỗi năm cung ứng được 6400 con giống.

Đàn lợn thịt chiếm 83,7% tổng số đàn lợn tỉnh. Đàn lợn thịt đang có chiều hướng thay đổi về cơ cấu và số lượng lợn thịt có tỉ lệ nạc ngày càng tăng lên. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2010 đạt 140,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,7 lần năm 2000. Đây là sự phát triển phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các huyện nuôi nhiều lợn trong tỉnh là Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Việt Yên. Chỉ tính riêng 06 huyện này đã chiếm 68,7% tổng số đàn lợn trong tỉnh.

Số đàn lợn tăng, giảm không ổn định đặc biệt là năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do chăn nuôi lợn phải đối mặt với dịch lở mồm long móng và dịch rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn PRRS, dịch bệnh xảy ra ở 59 xã tại 8/10 huyện, thành phố với 13,109 con lợn và số lợn chết là 1.513 con. Các sản phẩm hàng hóa quan trọng nhất của chăn nuôi lợn hiện nay là lợn thịt, lợn sữa và lợn giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Chăn nuôi gia súc khác

Bắc Giang còn nuôi ngựa, dê, cừu rải rác ở một số địa phương trong tỉnh. Chăn nuôi những loại gia súc này vừa tận dụng được nguồn lao động, bãi chăn thả tự nhiên và những phụ phẩm của ngành trồng trọt vừa làm phong phú thêm cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

Ngựa: Được nuôi vừa để lấy sức kéo trong sản xuất nông nghiệp vừa là

phương tiện đi lại, vừa vận chuyển hàng hóa ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các huyện miền núi. Năm 2010, đàn ngựa đạt 3,7 nghìn con và có xu hướng giảm do sự thay thế dần của các phương tiện và sức kéo hiện đại.

Dê: Đây là giống gia súc nhỏ được nuôi để lấy thịt và một bộ phận nhỏ

nuôi để lấy sữa. Ở Bắc Giang, dê được nuôi nhiều ở các huyện miền núi. Tổng đàn dê năm 2010 đạt gần 11.000 nghìn con và ngày càng tăng. Nguyên nhân do nuôi dê thương phẩm đang là một hướng đi mới cho người dân khi sản phẩm sữa dê và thịt dê ngày càng được thị trường ưa chuộng. Các giống dê mới có năng suất cao như dê Bách Thảo đã được nhập về nuôi, thích nghi và lai tạo với giống dê cỏ ở địa phương, làm phong phú thêm chủng loại giống vật nuôi và nâng cao hiệu quả của nghề chăn nuôi dê.

* Gia cầm

Ở Bắc Giang, chăn nuôi gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình. Hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng chăn nuôi kết hợp nhiều loại gia cầm như gà, vịt, ngan, … vừa tạo nguồn thực phẩm trong gia đình hàng ngày, vừa góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa. Hiện nay, chăn nuôi chủ yếu là hình thức chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số địa phương bước đầu xuất hiện mô hình chăn nuôi gia cầm thâm canh hay bán thâm canh với quy mô khá lớn, nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng trại chăn nuôi khá lớn.

Năm 2010, Bắc Giang có 405 trang trại nuôi với quy mô trên 2.000 con, 2.126 trang trại nuôi quy mô trên 500 con (giảm trên 1.300 trang trại so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm 2008 do giá bán gia cầm thịt có nhiều biến động, có thời điểm xuống rất thấp nên người chăn nuôi điều chỉnh quy mô chăn nuôi phù hợp để hạn chế rủi ro); có những trang trại nuôi quy mô 3.000 - 5.000 gà thịt thả vườn, 12.000 gà đẻ trứng, 7.000 gia cầm giống bố mẹ cho hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gà thịt công nghiệp cũng phát triển, trên toàn tỉnh có 10 trang trại quy mô 6.000 con/lứa, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 300 nghìn con gà thịt công nghiệp.

Nhiều hình thức chăn nuôi mới được hình thành và phát triển đa dạng cho hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi gia cầm kết hợp với nuôi trồng thủy sản (vịt nuôi kết hợp với cá), chăn nuôi gia cầm kết hợp là vườn (gà nuôi dưới tán cây ăn quả, …). Nhờ vậy, sản lượng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra vào cuối năm 2003 đầu năm 2004 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Ngay sau đó, nhờ phát hiện dịch sớm và phòng trừ kịp thời quyết liệt nên chăn nuôi gia cầm đã nhanh chóng phát triển trở lại.

Năm 2010, đàn gia cầm đạt 15,4 triệu con tăng 1,7 lần so với năm 2000. Bắc Giang đứng đầu vùng TDMNPB, đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và Thanh Hóa)

Về chất lượng đàn gia cầm: toàn tỉnh có 289 cơ sở ấp nở sản xuất giống gia cầm, tập trung ở một số huyện như Tân Yên 78 cơ sở, Hiệp Hòa 70 cơ sở, Lạng Giang 46 cơ sở. Các cơ sở ấp nở chủ yếu trong khu vực dân cư chưa đáp ứng các yêu cầu điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh. Việc thu gom trứng giống nhỏ lẻ vẫn diễn ra phổ biến nên chất lượng đàn gia cầm khó kiểm soát, không đồng đều. Tuy nhiên, do đòi hỏi ngày càng cao của ngành chăn nuôi về chất lượng con giống gia cầm nên một số cơ sở sản xuất đã nâng cấp trang thiết bị, phát triển đàn gia cầm bố mẹ với những tổ hợp lai cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn như gà Mía lai, gà Hồ lai, Ri lai cải tiến…

Trong cơ cấu chăn nuôi gia cầm của tỉnh, gà là vật nuôi chính. Năm 2010, đàn gà của tỉnh đạt 13.526 nghìn con chiếm 87,7% tổng đàn gia cầm. Còn lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12,3% là các loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng, … Cơ cấu gia cầm cũng đang có xu hướng thay đổi cùng với việc duy trì các giống gia cầm địa phương cho năng suất thấp nhưng chất lượng thịt và trứng tốt như gà Ri, vịt Cỏ, … là việc phát triển các giống gia cầm mới cho năng suất cao như gà Tam Hoàng, Việt siêu trứng, … Chăn nuôi gia cầm phát triển tại các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Hiệp Hòa…

- Chăn nuôi khác

Chăn nuôi khác bao gồm nuôi ong lấy mật, dúi và thỏ lấy thịt, nuôi gấu lấy mật, nuôi hươu lấy nhung, nuôi nhím, nuôi rắn lấy thịt và làm dược phẩm, ... Đây là những nghề mới hình thành nhưng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Nghề nuôi ong lấy mật là một nghề truyền thống ở Bắc Giang đã gắn bó lâu dài với người nông dân. Nghề nuôi ong không tốn công, không cần nhiều lao động, đầu tư không lớn nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao. Nuôi ong giúp cây thụ phấn tốt hơn và góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Các sản phẩm do ong làm ra như sáp ong, mật ong, phấn hoa, sữa chúa không chỉ là nguồn thực phẩm mà còn là nguồn dược liệu quý, có ý nghĩa trong việc xuất khẩu. Nghề nuôi ong phát triển ở một số nơi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, … ;sản lượng liên tục tăng. Hiện nay, có trên 31.372 đàn, sản lượng mật ong đạt khoảng 306 tấn.

Cùng với việc mở rộng diện tích cây ăn quả thì việc nuôi ong cũng có những bước tiến quan trọng. Hiện nay, nghề nuôi ong chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Giống nuôi ong chủ yếu là giống nội năng suất mật thấp, quy mô nuôi ong nhỏ.

Ngoài các đối tượng vật nuôi chính như trên, trên địa bàn tỉnh còn có 376.105 con chó, 7.580 con thỏ, 709 con nhím (chủ yếu là nhím sinh sản), 259 con hươu và 188 con lợn rừng, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các sản phẩm không qua giết thịt về GTSX cũng có xu hướng tăng lên song tốc độ tăng chưa mạnh mẽ nên tỉ trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi vẫn khá khiêm tốn. Năm 2010, GTSX đạt 323.545 triệu đồng, chiếm 5,7% trong cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh. Bắc Giang hiện nay cũng đã xuất hiện một số các mô hình chuyên chăn nuôi gia cầm lấy trứng, gia súc lấy sữa, … nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân và đặc biệt là nhu cầu của đô thị và các nhà máy chế biến.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 106)