6. Kết cấu của luận văn
3.1.3.1. Định hướng chung
Để phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế, định hướng phát triển nông nghiệp Bắc Giang đến năm 2020 là:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường hiện đại, xây dựng các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung nhằm đáp ứng được nguồn cầu về nông sản của thị trường trong nước và thế giới theo hướng số lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao, giá ngày càng rẻ, trong đó chất lượng nông sản là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng
suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị nông sản.
Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển
toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng vùng sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh về nông nghiệp của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ tư, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng các vùng
nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến. Đến năm 2020, để phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng các vùng nguyên liệu vững chắc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, cần có cơ chế bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người chế biến, với người sản xuất nguyên liệu; ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong quá trình phát triển. Đồng thời, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng nông sản đã qua chế biến nhằm tăng lợi ích cho các bên tham gia.
Thứ năm, xây dựng và mở rộng các loại hình kinh tế phù hợp trong nông
nghiệp (hộ gia đình, trang trại, …).
Thứ sáu, bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp theo hướng phát
triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và hạn chế đến mức tối đa sự tác động từ bên ngoài.