MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 145)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

3.2.1. Tiếp tục xây dƣ̣ng và hoàn thiện cơ chế t húc đẩ y phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong điều kiện thực tế nghiệp tỉnh Bắc Giang trong điều kiện thực tế

Trên cơ sở quy hoạch phát triển các loại cây trồng , vật nuôi , nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020 như trình bày ở trên. Cần tiến hành xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất tập trung chuyên canh cho một số cây , con hàng hóa chính như tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất vải thiều an toàn đến năm 2020; xây dựng đề án Cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015; đề án phát triển nấm hàng hóa có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2011 – 2015; chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau chế biến trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi thú y, …

Tiếp tục cụ thể hóa qu y hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp , nông thôn và quy hoạch của từng loại cây trồng , vật nuôi toàn tỉnh bằng quy hoạch phát triển nông nghiệp , nông thôn cấp huyện và lập các dự án đầu tư cho các vùng sản xuất cây, con hàng hóa trên địa bàn các huyện.

Tiếp tục chỉ đạo củng cố bộ máy điều hành và đổi mới hoạt động của HTX nông nghiệp. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, Nghị quyết số 03/CP của Chính phủ về kinh tế trang trại và Quyết định số 132/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn.

Tiếp tục triển khai thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, đổi mới nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp nông ngày càng hoạt động hiệu quả và trở thành các trung tâm dịch vụ KHKT và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đẩy mạnh việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ đạo thực hiện chương trình hành động số 24-CT/TU của Tỉnh Ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Coi trọng và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, nhất là quản lý về chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, an toàn dịch bệnh, chất lượng công trình và sử dụng nguồn vốn trợ cấp, trợ giá.

Tăng cường chỉ đạo 40 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện đúng tiến độ, hướng dẫn lựa chọn, phân loại các tiêu chí làm trước và những tiêu chí cần có sự đầu tư của Nhà nước để kiến nghị, đề xuất phân bổ kinh phí cho hợp lý, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lƣ̣c , nâng cao chất lƣợng nguồn lao động lao động

Do người lao động trong tỉnh có trình độ còn thấp nên cần ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực KHCN trình độ cao, cán bộ quản lý, sản xuất giỏi góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý trang trại. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức. Xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính có phẩm chất và năng lực tốt theo tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu đổi mới nền kinh tế. Đào tạo nhân lực quản lý doanh nghiệp, tạo đội ngũ doanh nhân có đủ trình độ và bản lĩnh để hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Phổ cập giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Khuyến khích phát triển đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa ngành nghề. Xã hội hóa các cơ sở giáo dục (Đại học nông lâm Bắc Giang)

Tăng cường công tác đào tạo bồi dương nâng cao trình độ lao động nông nghiệp và năng lực cán bộ ở nông thôn có đủ trình độ tiếp thu, áp dụng KHCN mới trong sản xuất hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để đảm bảo mỗi xã ít nhất có 1 cán bộ khuyến nông và 1-2 cán bộ chuyên môn đạt trình độ từ trung cấp trở lên.

Thông qua việc ở các lớp tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng có hiệu quả, nuôi trồng thủy sản,chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn cho người lao động nhằm nâng cao hiểu biết về KHKT của lao động ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

3.2.3. Phát triển sả n xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới trƣờng tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới

Để đảm bảo cho các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa tập trung phát triển ổn định đi đôi với đầu tư phát triển sản xuất, cần chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như quy hoạch đã đề ra.

Để tạo thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa lâu dài và ổn định, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

- Xây dựng chợ đầu mối nông sản ở các vùng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi hàng hóa, tổ chức thu mua nông sản tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển sản xuất ổn định;

- Xây dựng các kênh thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua các phương thức hội chợ, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại, liên doanh và hợp đồng cung cấp nguyên liệu;

- Có chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tham gia vào việc xuất khẩu nông sản;

- Thực hiện việc gắn kết trách nhiệm giữa các cơ sở chế biến nông sản, các doanh nghiệp nhà nước với các hộ nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4. Xây dƣ̣ng và triển khai các dƣ̣ án trọng điểm để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Việc tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án, vùng sản xuất tập trung thâm canh các loại sản phẩm hàng hóa sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch đề ra và đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Do đó, cần xây dựng và đầu tư thực hiện tốt các dự án trọng điểm trong nông nghiệp.

Trong việc xây dựng NTM, chủ trương của tỉnh là phấn đấu đến năm 2015, mỗi xã thực hiện được 2 tiêu chí. Đây là quá trình chuyển dần, từng bước, chắc chắn. Để đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chí, ngoài ngân sách của TW, UBND tỉnh Bắc Giang cần dành riêng một nguồn kinh phí nhất định để phát triển nông thôn trong từng năm. Đồng thời, các huyện cũng tự bố trí ngân sách để hỗ trợ xây dựng NTM còn các xã cũng có cơ chế tiền sử dụng đất hợp lý, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ và cuối cùng là sự đóng góp của nhân dân.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 145)