Vùng chuyên canh

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 119)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.4.Vùng chuyên canh

Trên địa bàn tỉnh, hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa gồm:

- Vùng chuyên canh lúa: tập trung chủ yếu ở huyện Yên Dũng (chiếm 14,7% diện tích và 15,2% sản lượng lúa toàn tỉnh), tiếp đến là các huyện Lục Nam (14,6% và 15,0%), Hiệp Hòa (14,5% và 14,6%), Lạng Giang (13,6% và 13,9%). Tính riêng 04 huyện này đã chiếm 57,4% diện tích và 58,7% sản lượng lúa cả tỉnh. Tân Yên và Việt Yên cũng là những huyện có diện tích và sản lượng lúa khá lớn. Các huyện vùng cao như Sơn Động và Lục Ngạn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của tỉnh.

Những huyện có năng suất lúa cao lần lượt là Việt Yên (55,04 tạ/ha), Yên Dũng (55,03 tạ/ha), Lục Nam (54,84 tạ/ha) và Lạng Giang (54,40 tạ/ha)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vùng chuyên canh lạc: Đứng đầu là huyện Tân Yên (chiếm 21,2% diện tích và 22,3% sản lượng lạc cả tỉnh), tiếp đến là các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam và Yên Thế. Các địa phương còn lại diện tích trồng lạc quy mô nhỏ (dưới 900 ha) và sản lượng trung bình khoảng 1000 tấn.

- Vùng chuyên canh vải: Đứng đầu là huyện Lục Ngạn. Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của Lục Ngạn. Cây vải đã đem lại giá trị kinh tế rất cao, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Năm 2010, diện tích trồng vải của huyện là 18.595 ha (trong đó 99,5% diện tích đã cho thu hoạch) và sản lượng vải đạt 61.050 tấn (chiếm 51,8% diện tích và 52,5% sản lượng vải toàn tỉnh). Sau Lục Ngạn là các huyện Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động.

- Vùng sản xuất rau: Trồng một số cây rau phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu như: dưa bao tử, cà chua, ngô bao tử, cà rốt, nấm, ... với quy mô 1,45 nghìn ha tại huyện Hiệp Hòa, Tân Yên,Lạng Giang, Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng. Đầu tư xây dựng một số điểm sản xuất rau an toàn với diện tích 900 ha tại TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên, Lạng Giang; trong đó diện tích trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới, tưới phun) 1 – 5 ha. Các vùng rau hàng hóa khác ở Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang.

- Vùng chăn nuôi tập trung:

Trâu, bò được nuôi ở hầu khắp các huyện. Tuy nhiên, trâu được nuôi nhiều ở các huyện miền núi vùng cao như Lục Ngạn (21,7 nghìn con năm 2010 – chiếm 25,9% số lượng trâu cả tỉnh), Lục Nam, Sơn Động. Ngược lại, chăn nuôi bò tập trung chủ yếu ở các huyện trung du như Hiệp Hòa (34,9 nghìn con năm 2010 – chiếm 23,1% số lượng bò cả tỉnh), Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên.

Lợn được nuôi nhiều ở Tân Yên (195,7 nghìn con năm 2010 – chiếm 16,8% số lượng lợn toàn tỉnh), Lạng Giang và Việt Yên, Hiệp Hòa. Yên Thế và Tân Yên là hai huyện có số lượng gia cầm đứng đầu tỉnh. “Gà đồi Yên Thế”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nổi tiếng được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến. Hiện nay, ở Yên Thế quy mô và số lượng trang trại nuôi gà ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 119)