Nhóm nhân tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 35 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế xã hộ

Nếu như các nhân tố tự nhiên có ý nghĩa quan trọng ở chỗ là cơ sở để hình thành và phát triển nông nghiệp thì các nhân tố KT-XH đóng vai trò quyết định. Cùng các nhân tố tự nhiên tương tự nhau nhưng sự phát triển các ngành ở mỗi lãnh thổ có thể khác nhau. Điều này được quyết định bởi các nhân tố KT-XH.

a. Dân cư và nguồn lao động

Nhân tố này ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm của các ngành này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, số lượng và chất lượng nguồn lao động được coi là nhân tố quan

trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang, …) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ, …). Chính sức lao động của con người là lực lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất. Các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng đông dân, nhiều lao động. Các cây trồng, vật nuôi tốn ít công chăm sóc hơn có thể phân bố ở các vùng thưa dân. Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng, mà còn cả về mặt chất lượng, như trình độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người lao động, ... Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

+ Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán

ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm. Dân số càng đông thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng càng lớn.

Những đặc tính về phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí không có như ở Bănglađet và Pakixtan do các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn. Ở Ấn Độ, một nước đa dân tộc và tôn giáo, ngành chăn nuôi lợn và bò cũng bị ảnh hưởng bởi tập quán kiêng ăn thịt bò của đạo Hinđu và không ăn thịt lợn của tín đồ Hồi giáo.

b. Trình độ phát triển kinh tế

Ở trình độ phát triển KT-XH nhất định sẽ có phương thức tổ chức sản xuất tương ứng. Hình thức canh tác quảng canh thường gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền, công cụ thô sơ, chủ yếu sử dụng sức người và động vật, ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo hình thức đa canh, mang tính tự cung, tự cấp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng suất thấp. Trong khi đó, nền nông nghiệp hiện đại theo hướng sản xuất hàng hóa, trình độ chuyên môn hóa cao, áp dụng ngũ hóa vào sản xuất, người sản xuất quan tâm tới lợi nhuận, thị trường, năng suất cây trồng, vật nuôi cao. Tùy từng lúc, từng nơi mà hai hình thức trên vẫn tồn tại song hành.

c. Khoa học - kĩ thuật

Cuộc cách mạng KHKT đã tạo bước chuyển biến mới trong nông nghiệp và đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất tiên tiến - một dạng sản xuất kiểu công nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng đó là đưa nông nghiệp lên giai đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kết, nâng cao vai trò của khoa học và biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiến bộ KHKT, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện làm giảm thiểu ảnh hưởng của ĐKTN, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng nông phẩm, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH.

Các biện pháp kỹ thuật như điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp và nông thôn), cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch), thủy lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hoặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học), hoá học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hoá (áp dụng công nghệ sinh học như lai giống, biến đổi gen, cấy mô, …) nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.

d. Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ

Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông

nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp, đưa tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Đối với ngành nông nghiệp, vấn đề thu hút vốn đầu tư rất khó khăn. So với nhiều ngành kinh tế khác, đây là ngành nhận được ít đầu tư nhất do sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như tốc độ tăng trưởng thấp. Vì vậy, để phát triển một cách hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là phải thu hút được vốn đầu tư thì mới có thể sản xuất trên quy mô lớn cũng như áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất.

+ Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và

chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nói riêng và khu vực I nói chung. Thị trường tiêu thụ là yếu tố cơ bản tác động đến quy mô, cơ cấu và giá trị các sản phẩm, có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển và ngược lại. Nhu cầu thị trường quyết định đến hướng chuyên môn hóa của sản xuất. Mặt khác, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Thị trường cũng có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.

Nhu cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập và cơ cấu dân cư của từng lãnh thổ. Thông thường thu nhập tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng. Đối với các nông phẩm tươi sống, nhu cầu có xu hướng giảm, ngược lại nhu cầu sản phẩm cao cấp đã qua chế biến tăng lên mạnh trong giai đoạn hiện nay. Điều đó tạo điều kiện để nông nghiệp và thủy sản nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên môn hóa và hình thành liên kết nông – công nghiệp.

Trong nền kinh tế hiện nay, thị trường càng có vai trò quyết định đến sự phát triển nền sản xuất hàng hóa. Các yếu tố về tự nhiên, lao động, tiến bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KHKT, cơ sở vật chất được xem là những yếu tố đầu vào, còn thị trường chính là yếu tố đầu ra, tác động đến sự phát triển nông nghiệp của một lãnh thổ.

e. Quan hệ sở hữu và chính sách trong nông nghiệp

Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con

đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển.

Để đảm bảo sự phát triển cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, Nhà nước phải xác định mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước đề ra những chính sách KT-XH, dẫn dắt hoạt động của chủ thể kinh tế vận hành phù hợp với lợi ích chung của xã hội.

f. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHT bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện

nước có ảnh hưởng rõ rệt tới việc phát triển và phân bố nông nghiệp. Để có thể phát triển ngành này theo hướng sản xuất hàng hóa, một trong những điều kiện quan trọng là phải có cơ sở hạ tầng. Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có CSHT tốt thì đó là tiền đề để phát triển và phân bố nông nghiệp theo hướng thị trường, còn những vùng mà cơ sở hạ tầng thấp kém thì hầu như sản xuất chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp, không có sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng. Mặt khác, CSHT yếu kém ở nông thôn làm tăng chi phí marketing, hạn chế thị trường địa phương và xuất khẩu. Vì thế, cải thiện điều kiện giao thông là vấn đề thiết yếu để tăng cường liên kết giữa người dân, kinh tế nông thôn với thị trường địa phương và thị trường quốc tế. Phát triển giao thông nông thôn làm giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy hoạt động thị trường.

Hệ thống thông tin thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa. Thông tin thị trường bao gồm giá cả chính xác, kịp thời; thông tin của người mua; các kênh phân phối; xu hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của người mua và sản xuất; … Thông tin thị trường làm cho người sản xuất và thương nhân nắm được nhu cầu và thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng, giúp hướng dẫn canh tác, tiếp thị và đầu tư.

CSVCKT là nền tảng cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Nơi nào có CSVCKT tốt (hệ thống thủy nông, các trạm giống, thú y, các xí nghiệp chế biến) thì ở đó sẽ đạt hiệu quả cao, sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngược lại, khi hệ thống CSVCKT yếu kém thì sẽ khó có thể hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 35 - 40)