6. Kết cấu của luận văn
1.1.2.4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Bởi vì, một mặt, thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau. Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới việc hình thành sản phẩm. Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
Quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau. Vì vậy, sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh trưởng của chúng hoàn toàn không phải như nhau. Từ đây, nảy sinh tình trạng có lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục nhưng có lúc lại thư nhàn, thậm chí không cần lao động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu kỳ sản xuất là một trong các hình thức biểu hiện của tính thời vụ.
Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón, mà còn ở cả khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Chu kỳ sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối dài và không giống nhau. Trong nông nghiệp, thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm đó, kể cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi.
Sự không phù hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là nguyên nhân nảy sinh tính mùa vụ. Thời gian nông nhàn và thời gian bận rộn thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xen kẽ nhau. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay bằng nhiều biện pháp kinh tế - tổ chức, người ta đã hạn chế tính thời vụ tới mức thấp nhất. Chẳng hạn để khắc phục tính thời vụ, chúng ta có thể xây dựng một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, thực hiện đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, rải vụ, ...), phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
Việc sử dụng các thành tựu KHKT cho phép rút ngắn thời gian sản xuất trong nông nghiệp nhưng cũng chỉ đạt ở mức nhất định bởi vì đối tượng lao động là các cơ thể sống có quá trình sinh trưởng và phát triển riêng. Do vậy, lao động nông nghiệp có lúc dồn dập, khẩn trương lại có lúc nông nhàn và vì thế việc sử dụng đất và lao động thế nào cho hợp lý là rất cần thiết [22]