6. Kết cấu của luận văn
2.1.4.1. Những thuận lợ
(i) VTĐL của tỉnh khá thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển KT-XH. Tỉnh Bắc Giang nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc, gần với trung tâm đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và cửa khẩu Lạng Sơn. Có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận quốc tế đi qua nối thủ đô Hà Nội với thị trường Trung Quốc rộng lớn. Đây là một lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và điều kiện để tiếp thu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
(ii) ĐKTN của tỉnh đã tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau (vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng). Trên địa bàn tỉnh có khoảng 32.000 ha đất phù sa, đất dốc tụ thuộc chân đất vàn, vàn cao và có gần 43.000 ha đất bạc màu. Đây là những loại đất có thể bố trí gieo trồng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế và có điều kiện để tăng năng suất cây trồng cao hơn so với hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp còn khoảng 22.500 ha. Đây là một lợi thế để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng của tỉnh Bắc Giang so với các tỉnh miền núi và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
(iii) Nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất và đang được nâng cao dần về trình độ, tiếp thu nhanh những tiến bộ KHKT trong sản xuất.
(iv) CSHT và CSVCKT phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống thủy lợi luôn được quan tâm đầu tư, đảm bảo tưới tiêu.
(v) Chính sách quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã và đang là một trong những điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.
(vi) Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành sản xuất nông - lâm - thủy sản của tỉnh. Thị trường trong nước và thế giới đang mở rộng, cơ hội đầu tư và hợp tác đầu tư đang hứa hẹn nhiều triển vọng.