Giải pháp “Khơi dòng hàng hoá và dịch vụ”

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 152)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.9. Giải pháp “Khơi dòng hàng hoá và dịch vụ”

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm môi trường tự nhiên của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã xác định nội dung chính của giải pháp này là nâng giá các sản phẩm hàng hóa và giảm giá lúa gạo ở các bản vùng cao thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

* Nâng giá các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở các thôn, bản vùng cao

Tình trạng không có giá hoặc giá quá thấp của nhiều loại sản phẩm nông - lâm nghiệp ở các thôn, bản vùng cao của các huyện Sơn Động, Yên Thế, Lục Ngạn là nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất hàng hóa, cản trở các mối liên kết cộng đồng và hoạt động cho quản lý tài nguyên. Vì vậy, nâng giá các sản phẩm hàng hóa vừa là mục tiêu vừa là hoạt động quan trọng để phát triển hệ thống kinh tế hàng hóa ở các bản vùng cao trong địa bàn tỉnh. Việc nâng giá được áp dụng trước hết cho những sản phẩm hàng hóa lâm sản ngoài gỗ và chăn nuôi nhằm định hướng hoạt động của cộng đồng vào bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ ĐDSH, xây dựng những mô hình sản xuất lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp hiệu quả cao ở địa phương. Số lượng các sản phẩm càng lớn thì chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm càng nhỏ, số lượng sản phẩm càng ổn định thì tính rủi ro của thị trường càng thấp và do đó giá của sản phẩm càng cao. Vì vậy, nâng giá của sản phẩm hàng hóa trước hết được thực hiện bằng những biện pháp ổn định số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa, bao gồm biện pháp hỗ trợ vùng nguyên liệu cùng với chuyển giao kỹ thuật trồng cây, khai thác, bảo quản các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, ký những hợp đồng cam kết sản xuất và thu mua nguyên liệu, hình thành các cơ sở sơ chế và tinh chế sản phẩm hàng hóa lâm sản ngoài gỗ và chăn nuôi như sấy, ép, đóng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hộp; giới thiệu và tuyên truyền quảng bá những giá trị đầy đủ của sản phẩm hàng hóa của bản vùng cao với những sản phẩm sạch, bền, đẹp và thân thiện với môi trường, giảm cước phí vận chuyển hàng hóa.

* Giảm giá lương thực ở những thôn, bản vùng cao

Đảm bảo nhu cầu lương thực đang được đặt ra như nhiệm vụ quan trọng nhất với đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thực tế, nó định hướng hoạt động sản xuất của đồng bào vào phát triển nương rẫy và cũng là yếu tố quyết định vấn đề du canh, du cư mỗi khi đất đai bị suy thoái. Cùng với việc tăng giá của sản phẩm hàng hóa lâm sản và chăn nuôi, thì giảm giá lúa gạo sẽ đảm bảo an toàn lương thực ở địa phương với mức thấp nhất của hoạt động canh tác nương rẫy. Đây là giải pháp tổng thể thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, chuyển đổi từ sản xuất canh tác nông nghiệp là chính sang lâm nghiệp và chăn nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và hình thành các liên kết cộng đồng cho quản lý rừng và đất ở địa phương.

Như vậy, giải pháp "khơi dòng" không thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa bất kỳ mà nó định hướng vào thúc đẩy sản xuất những hàng hóa có tiềm năng lớn, có lợi thế cạnh tranh cao và lồng ghép được phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển tài nguyên. Đó là phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến lâm sản ngoài gỗ và chăn nuôi. Đây là những hàng hóa và dịch vụ mà chúng càng phát triển thì càng thúc đẩy hoạt động bảo tồn và phát triển đất và rừng ở địa phương. Tuy nhiên, để lồng ghép tốt mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa với bảo tồn và phát triển tài nguyên, để không đi chệch hướng mục tiêu, giải pháp “khơi dòng” cần sự hỗ trợ của những giải pháp KT-XH và KHCN khác. Chúng sẽ tạo môi trường KT-XH thuận lợi cho thực hiện thành công giải pháp này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết

Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH Bắc Giang nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng là cơ sở, nền tảng để đề xuất giải pháp hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững ở địa phương này.

Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung cả nước. Những giải pháp được đề xuất ở trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng và khẳng định vị thế của một tỉnh trung du phía Bắc đối với cả nước. Những giải pháp được đê tài đề cập tới đều xét trên các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)