6. Kết cấu của luận văn
1.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp mang tính vùng
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào ĐKTN nên mang tính khu vực rõ rệt. Tức là ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhưng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất ở các địa bàn khác nhau và hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, … ở mỗi địa bàn gắn liền với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai, khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực càng rõ nét. Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phải cần chú ý các vấn đề kinh tế - kĩ thuật sau: (i) Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp; (ii) Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp từng vùng; (iii) Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định [12]
1.1.2.3. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và cũng chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên (điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường). Quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp là quá trình chuyển hóa về vật chất và năng lượng thông qua sự sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi. Quá trình phát triển của sinh vật tuân theo các quy luật sinh học không thể đảo ngược. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, nhận thức và tác động phù hợp với quy luật sinh học và quy luật tự nhiên là yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình sản xuất nông nghiệp nào.
Từ đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi có thể nhận thấy trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng cả về số lượng và chất lượng so với đầu vào. Nguyên liệu ban đầu là hạt giống, con giống. Quá trình sản xuất sẽ làm cho thành phẩm tăng lên gấp bội khi được mùa và cũng có thể là con số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không khi mất mùa. Vì thế, cần tìm ra giống cây, con phù hợp với ĐKTN của mỗi vùng, đồng thời phải không ngừng lai tạo, chọn lọc để có được những giống có chất lượng, thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh[22]