Địa hình và đất

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 59)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Địa hình và đất

a. Địa hình

Nằm trong vùng TDMNPB, nơi có địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng nên Bắc Giang có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, chia cắt mạnh (từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông). Địa hình Bắc Giang chia thành 02 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ.

Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đặc điểm chung là địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn, độ cao trung bình từ 300 – 400 m và độ dốc trung bình từ 20 – 30o. Ở những khu vực còn rừng tự nhiên thì đất đai còn khá màu mỡ. Một số nơi có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả (vải thiều, na, hồng, chè, …) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Vùng trung du bao gồm TP. Bắc Giang, Hiệp Hòa và Việt Yên. Địa hình nổi bật với nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng, có độ cao trung bình 100 – 150m và độ dốc từ 10 – 15o. Đây là lợi thế để phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, sản xuất lương thực - thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

Riêng địa hình đồng bằng thường phân bố thành các dải hẹp dọc ven sông suối và các thung lũng ở các huyện, thị với độ cao trung bình khoảng 15 – 25 m so với mặt nước biển, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, độ dốc dưới 8o

.

Có thể nói, sự phong phú và đa dạng về kiểu địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng) của Bắc Giang là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

b. Đất

Các nhóm đất, tỉnh Bắc Giang có 06 nhóm đất với 15 loại đất chính xếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha chiếm 13,14% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bố ở ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, cây lương thực. Nhóm đất này tiếp tục được phân chia thành 06 loại đất chính (đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa úng nước, đất phù sa glây và đất phù sa ngòi suối)

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha chiếm 11,22% diện tích tự nhiên với loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở Tân Yên, Hiệp Hòa, … Nhóm đất này nghèo đạm, lân nhưng giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt, thích hợp cho việc trồng các cây lấy củ, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 241.358,21 ha chiếm 63,13% diện tích tự nhiên với đặc điểm có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ. Nhóm đất này chia thành 04 loại chính (đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa)

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên độ phì khá cao, thích hợp cho việc trồng ngô, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha chiếm 0,27% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao giáp dãy núi Yên Tử và Thái Nguyên với 02 loại đất chính là đất mùn vàng đỏ trên núi đá sét và đất mùn vàng đỏ trên núi, trên đá cát.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha chiếm 4,92% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp các huyện trên địa bàn tỉnh. Đây là loại đất đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bị phá hủy bề mặt do rửa trôi, xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.

Về hiện trạng sử dụng đất:

Cơ cấu vốn đất tỉnh Bắc Giang đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, giảm tỉ trọng của đất chưa sử dụng.

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010

Stt Loại đất 2000 2010 Diện tích (nghìn ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (nghìn ha) Tỉ lệ (%) 1 Tổng số 382,2 100,0 384,2 100,0 2 Đất nông nghiệp 234,3 61,3 268,1 69,8 3 Đất phi nông nghiệp 66,5 17,4 74,7 19,4 4 Đất chưa sử dụng 81,4 21,3 41,4 10,8 (Nguồn: [6])

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 59)