Tiểu vùng nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 121)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.5. Tiểu vùng nông nghiệp

Sự khác biệt về ĐKTN và đặc điểm sinh thái, điều kiện KT-XH đã dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hình thành nên các tiểu vùng nông nghiệp. Dựa vào tiềm năng và lợi thế riêng, mỗi vùng hình thành nên cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

a. Tiểu vùng phía Đông

Tiểu vùng này bao gồm huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn. Đây là những huyện miền núi và vùng cao của tỉnh. Mật độ dân số đạt 120,5 người/km2. Đây là vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, tiếp giáp với dãy núi cao Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) và Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng này bình quân 300 - 400m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1.086m), độ dốc phần lớn trên 250. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đất có thành phần cơ giới nặng, kém tươi xốp, tầng đất dày từ 1,5 - 2,0m. Do địa hình dốc nên đất dễ bị xói mòn nếu thảm thực vật bị phá hủy.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, thường có sương muối, sướng giá xảy ra vào mùa đông. Đây cũng là vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh, mùa đông khô hanh, biên độ nhiệt lớn, vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh.

Đây được xem là vùng có ý nghĩa kinh tế quan trọng với nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp. GTSX năm 2010 đạt 2.036,6 tỉ đồng, chiếm 38% GTSX nông nghiệp trên toàn tỉnh. Trong đó, huyện Lục Ngạn đứng đầu tiểu vùng và cả tỉnh. Thế mạnh của tiểu vùng là phát triển cây ăn quả, cây hoa màu và chăn nuôi trâu, nuôi ong, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.14. Bản đồ hiện trạng phát triển các tiểu vùng nông nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về phát triển cây ăn quả: Cây ăn quả được trồng chủ yếu thành các trang

trại chuyên canh hay đa canh với quy mô lớn. Tiểu vùng này đã chiếm tới 98,0% số trang trại trồng cây ăn quả của toàn tỉnh. Việc phát triển vùng cây ăn quả đã giúp nhiều hộ nông dân tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Toàn vùng chiếm tới 70,5% diện tích trồng cây ăn quả của toàn tỉnh. Trong hệ thống cây ăn quả, cây đáng chú ý nhất phải kể đến vải thiều. Vải thiều của vùng chiếm tới 75,7% diện tích và 70,8% sản lượng của toàn tỉnh. Trong đó, huyện trọng điểm trồng nhiều nhất là huyện Lục Ngạn.

Việc phát triển cây lương thực: Các cây trồng phổ biến vẫn là lúa và các

loại hoa màu khác như ngô, khoai lang, sắn, … Song sản xuất lúa mang tính chất tự cấp tự túc là chính. Chỉ có cây hoa màu trong đó cây sắn tỏ ra có ưu thế hơn cả. Cây sắn chiếm 57,8% diện tích và 60,3% sản lượng sắn của toàn tỉnh.

Các cây công nghiệp hàng năm của tiểu vùng chỉ chiếm có 28,4% diện

tích gieo trồng toàn tỉnh, gồm có: mía, lạc, đậu tương, thuốc lá, vừng, … Trong đó, nổi bật phải kể đến cây vừng. Tiểu vùng chỉ có duy nhất huyện Lục Ngạn trồng vừng nhưng lại chiếm tới trên 96,9% diện tích và sản lượng của toàn tỉnh.

Về phát triển cây công nghiệp lâu năm: Cây chè chỉ trồng ở huyện Lục

Nam và Sơn Động nhưng với diện tích và sản lượng nhỏ (chỉ chiếm 21,6% diện tích và 11,0% sản lượng chè toàn tỉnh).

Vật nuôi chính trên địa bàn là con trâu, các con vật nuôi khác chiếm tỉ lệ

nhỏ trong tổng số vật nuôi của toàn tỉnh. Trâu chiếm tới 51,1% lượng trâu toàn tỉnh. Mặc dù đã ứng dụng KHKT vào trong sản xuất nhưng trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Lượng trâu thịt còn ít, lượng thịt trâu hơi xuất chuồng chỉ có 751 tấn chiếm 35,2% lượng thịt trâu hơi toàn tỉnh.

b. Tiểu vùng phía Tây

Tiểu vùng này bao gồm 07 huyện: Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên và TP Bắc Giang. Tiểu vùng này chiếm tới 35,8% về diện tích và 69,5% về dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số đạt 1.119,8 người/km2 (gấp gần 3 lần mật độ dân số toàn tỉnh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là vùng có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, có độc chia cắt trung bình. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 – 120m, độ dốc thường từ 8 – 150

, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Dạng địa hình đồng bằng thường phân bố thành các giải hẹp dọc ven song suối và ở các thung lũng xen các đồi thấp, núi. Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 - 25m, đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc thường dưới 80

.

Về khí hậu, tiểu vùng có mùa đông tương đối lạnh, đôi khi có sương mù, mùa đông có mưa phùn, mùa hạ mưa nhiều nhưng lượng mưa vừa phải nên vẫn đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Đây là vùng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển cây nhiệt đới, thực hiện luân canh các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương, …) và đặc biệt là cây lúa gạo.

Phần phía Nam của tiểu vùng (Yên Dũng, 1 phần của Việt Yên) có mùa đông ấm hơn so với các vùng khác trong tỉnh, độ ẩm không khí tương đối cao, lượng mưa vừa phải, khí hậu điều hòa. Với điều kiện khí hậu như vậy, thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp nhiệt đới như cây lương thực, cây hoa màu, cây công nghiệp như lạc, đậu tương, đay, …, các loại rau và cây ăn quả nhiệt đới như vải thiều, …, nghề trồng dâu nuôi tằm.

GTSX nông nghiệp năm 2010 của tiểu vùng đạt 3.320,1 tỉ đồng, chiếm 62,0% GTSX nông nghiệp cả tỉnh.

Về phát triển cây lương thực: Đây là vùng trọng điểm trồng cây lương

thực của tỉnh. Tiểu vùng chiếm 72,9% diện tích và 73,5% về sản lượng cây lương thực có hạt. Trong đó, các cây lương thực phổ biến là lúa, ngô.

Cây lúa chiếm 73,8% diện tích và 74,2% sản lượng của toàn tỉnh. Đây là khu vực có ĐKTN thuận lợi cho việc chuyên canh cây lúa. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang định hướng cho các huyện trọng điểm thuộc tiểu vùng gieo trồng những giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Các huyện trọng điểm là: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các cây hoa màu thường được trồng luân canh với cây lúa đặc biệt thích hợp với các bãi bồi ven sông hay các khu vực đất tưới xốp vùng trung du. Do vậy, đây cũng là vùng có lợi thế về các cây hoa màu. Tiêu biểu là cây ngô chiếm 64,8% diện tích và 63,5% sản lượng toàn tỉnh, …

Các cây công nghiệp hàng năm: tiểu vùng chiếm tới 71,6% diện tích gieo

trồng cây hàng năm toàn tỉnh. Cây hàng năm thích hợp với đất bạc màu trên nền phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hẩu khắp các huyện, trong đó tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, … Đây là nhóm đất nghèo đạm, lân, song giàu kali. Tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày. Các cây trồng chính như lạc chiếm 72,6% diện tích và 71,1% sản lượng toàn tỉnh, đậu tương chiếm 61,7% diện tích và 57,6% sản lượng toàn tỉnh, …

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu so sánh giữa hai tiểu vùng năm 2010

Chỉ tiêu so sánh Đơn vị Tiểu vùng

phía Đông Tiểu vùng phía Tây Diện tích Km2 2.461,53 1.380,04 Dân số Người 296.539 1.271.018 Mật độ Người/km2 206,9 1.119,8

GTSX nông nghiệp (giá so sánh 1994)

Tỉ đồng 2.036,6 3.320,1

SL lương thực có hạt/người Kg/người 575,4 674,5

Lương thực có hạt Diện tích Ha 33.782 90.763 Sản lượng Tấn 170.634 472.119 Lúa Diện tích Ha 29.467 82.821 Sản lượng Tấn 154.214 443.594 Ngô Diện tích Ha 4.315 7.942 Sản lượng Tấn 16.420 28.525

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản lượng Tấn 28.408 54.546

Sắn Diện tích Ha 3.008 2.193

Sản lượng Tấn 42.320 27.818

Cây hàng năm Diện tích Ha 4.080 10.297

Lạc Diện tích Ha 3.162 8.363

Sản lượng Tấn 7.363 18.136

Đậu tương Diện tích Ha 610 979

Sản lượng Tấn 1.103 1.501

Chè Diện tích Ha 121 462,6

Sản lượng Tấn 316 2.715,5

Cây ăn quả Diện tích Ha 33.472,8 13.994,6

Cây vải Diện tích Ha 26.960 8.955

Sản lượng Tấn 82.300 33.953 Trâu Con 51.069 32.591 Bò Con 19.938 131.047 Lợn Con 314.749 847.600 Gia cầm Nghìn con 3.573 11.851 Gà Nghìn con 3.269 10.257 Thịt trâu Tấn 792 1.472 Thịt bò Tấn 509 3.946 Thịt lợn Tấn 33.446 106.862 (Nguồn: Xử lí từ [6])

Cây công nghiệp lâu năm đáng chú ý nhất phải kể đến cây chè. Do hợp

với thổ nhưỡng và khí hậu cây chè khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là huyện Yên Thế). Hiện nay, cây chè chiếm 79,3% diện tích và 89,6% sản lượng toàn tỉnh. Những năm gần đây, cây chè đã trở thành cây chủ lực giúp người dân vượt qua đói nghèo, đời sống từng bước vươn lên no đủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về chăn nuôi: Tiểu vùng có thế mạnh về chăn nuôi bò, lợn và gia cầm, …

Chăn nuôi bò chiếm 86,8% tổng số đàn bò cả tỉnh tập trung nhiều nhất ở Hiệp Hòa, Tân Yên, … Chăn nuôi trâu chiếm có 48,9% lượng trâu bò toàn tỉnh nhưng chủ yếu để lấy thịt. Lượng thịt trâu hơi xuất chuồng chiếm 65% của toàn tỉnh.

Chăn nuôi lợn chiếm 72,9% tổng đàn lợn cả tỉnh tập trung nhiều ở Lạng Giang, Tân Yên, … Chăn nuôi gia cầm chiếm 76,8% tổng đàn gia cầm cả tỉnh, trong đó chủ yếu là gà (chiếm 75,7% đàn gà toàn tỉnh).

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)