KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 155)

6. Kết cấu của luận văn

KẾT LUẬN

Trong quá trình tìm hiểu, đánh giá về tiềm năng và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp Bắc Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông – lâm –

thủy sản của tỉnh. Phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 1,5 triệu dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, cung cấp thực phẩm cho các thành phố lớn như Hà Nội và tạo nhiều nông sản hàng hóa mang giá trị kinh tế cao như gà đồi, vải thiều.

Thứ hai, Bắc Giang có rất nhiều ĐKTN và KT-XH thuận lợi cho phát

triển sản xuất nông nghiệp, Trên cơ sở những lợi thế ấy, nông nghiệp Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thời gian qua. Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh là trồng cây lương thực (lúa), vải, chè, lạc, đậu tương, chăn nuôi gia súc và gia cầm. GTSX nông nghiệp ngày càng tăng. Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế của cả nước (tỉ trọng ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng đang giảm dần, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Đồng thời, Bắc Giang cũng đã quy hoạch được các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng “5 cây, 3 con”, trong đó 3 con là: Lợn, cá, gia cầm và 5 cây là: Lúa, lạc, cây ăn quả, rau chế biến, cây lâm nghiệp. Đến nay, Bắc Giang đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung với tổng diện tích quy hoạch vùng rau, quả toàn tỉnh trên 60.000ha, ngoài ra còn có các vùng chăn nuôi tập trung như lợn, gà, cá, … Bắc Giang đã đầu tư xây dựng được 11 nhà máy chế biến rau, quả ở các vùng trọng điểm về sản xuất ngành hàng này như Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hoà. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp Bắc Giang cũng gặp một số khó khăn (diện tích đất canh tác ít, trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động còn hạn chế)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, bằng việc đánh giá tiềm năng và phân tích những thành tựu, hạn

chế trong phát triển nông nghiệp của tỉnh, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần tập trung vào một số giải pháp mang tính đột phá như: (i) Thực hiện tốt chính sách liên kết các “nhà”, có chỗ 4 nhà, chỗ 3, có nơi 2 nhà; (ii) Tiếp tục phát huy lợi thế của địa phương về nông nghiệp nhằm đảm bảo được an ninh lương thực cho địa phương, các tỉnh lân cận và phục vụ xuất khẩu. Để thực hiện tốt phương châm này, tỉnh cần chỉ đạo xúc tiến việc liên doanh, liên kết với doanh nghiệp ở các địa phương khác nhằm phát huy thương hiệu cũng như giá trị của sản phẩm nông nghiệp như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế. Tiếp tục triển khai đề án trồng nấm; (iii) Đầu tư vào nông thôn, nhất là xây dựng NTM. Bắc Giang đã bắt tay vào thực hiện thí điểm Chương trình xây dựng NTM từ năm 2009. Đến nay, đã xây dựng xong hệ thống các văn bản, đề án, kế hoạch và ban hành Nghị quyết về xây dựng NTM giúp cho sự chỉ đạo, điều hành được thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 155)