Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2.1. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt

Trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai (thổ nhưỡng).

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Xét trên khía cạnh đối tượng lao động, đất chịu sự tác động của con người thông qua việc làm đất (cày, bừa, …) để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển; còn xét trên khía cạnh tư liệu lao động, đất là công cụ lao động. Cho nên, số lượng và chất lượng đất quy định lợi thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của mỗi vùng, hướng sử dụng đất quyết định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Thông qua đất, các tư liệu sản xuất khác mới tác động được đến cây trồng và con người mới sử dụng đất có hiệu quả để tạo ra sản phẩm.

Đất có hai thuộc tính quan trọng: xét về mặt kinh tế, nó bao gồm đất vật chất và đất tư bản; độ phì của đất vẫn được duy trì nếu như có biện pháp canh tác đúng đắn. Đất vật chất là lãnh thổ (địa điểm và không gian làm việc) với các thuộc tính tự nhiên, tính vĩnh hằng và bất biến của nó, là sản phẩm của tự nhiên, phát triển theo quy luật tự nhiên. Trong khi đó, đất tư bản là sản phẩm lao động của con người. Sự khác nhau của chúng là ở chỗ đất vật chất không hề bị hao mòn, còn đất tư bản lại có thể bị suy giảm trong quá trình sản xuất nếu như phương pháp canh tác không hợp lý.

Đất sử dụng trong nông nghiệp với tư cách như tư liệu sản xuất gồm độ phì tự nhiên (phụ thuộc vào ĐKTN liên quan tới vị trí địa lí của lãnh thổ) và độ phì kinh tế (hình thành trong quá trình sản xuất của con người và phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất). Việc sử dụng hợp lý đất có ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đặc biệt đối với độ phì kinh tế. Tuy nhiên, việc duy trì và nâng cao độ phì kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là đầu tư thêm vốn, lao động, trang bị thêm các phương tiện sản xuất hiệu đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu KHKT và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào nông nghiệp.

Lịch sử phát triển nông nghiệp có hai hình thức sử dụng đất là quảng canh và thâm canh. Quảng canh là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp chủ yếu do mở rộng diện tích đất trồng trọt (đặc trưng của nền nông nghiệp ở trình độ thấp) và mức độ sử dụng máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, ... trên một đơn vị diện tích rất thấp. Hình thức quảng canh phổ biến ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển. Thâm canh là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp do tăng năng

suất cây trồng và sức sản xuất của vật nuôi, đặc trưng của nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại. Nền nông nghiệp thâm canh áp dụng rộng rãi tiến bộ KHKT trong nông nghiệp như máy móc, tưới tiêu, lai tạo giống, phân bón, thuốc trừ sâu, ... Nhìn chung, hình thức thâm canh phổ biến ở những nơi bị hạn chế về diện tích đất canh tác, ít có khả năng khai hoang, mở rộng diện tích, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp.

Có thể nói, tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người có xu hướng giảm do gia tăng dân số, do xói mòn và rửa trôi, do hoang mạc hóa và chuyển đổi mục đích sang đất công nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ tầng.

Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu nên hoạt động nông nghiệp phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên thực tế chỉ tập trung trong các vùng đất màu mỡ, các đồng bằng châu thổ và các vùng nông nghiệp trù mật[23]

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)