Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 52 - 56)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1. Những thành tựu chủ yếu

a. Sản xuất nông nghiệp tăng liên tục về số lượng và chất lượng , đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường

Trong giai đoạn 2000 – 2010, GTSX nông nghiệp của vùng tăng tương đối đều (từ 10.677,7 tỉ đồng năm 2000 lên 14.219,0 tỉ đồng năm 2005). Đến năm 2010, tăng lên 18.403,6 tỉ đồng – giá so sánh 1994), tăng gấp 1,7 lần và chiếm 10,8% GTSX nông nghiệp cả nước.

b. Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hóa

Cơ cấu nông nghiệp toàn vùng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong nông – lâm – thủy sản (81,2% năm 2010). Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm (từ 69,0% năm 2000 xuống còn 63,0% năm 2010), ngành chăn nuôi đang tăng dần tỉ trọng (từ 28,0% năm 2000 lên 34% năm 2010) còn lại là ngành dịch vụ nông nghiệp (chiếm khoảng 3,0% năm 2010)

Trong trồng trọt, TDMNPB đứng thứ 4/7 vùng về diện tích và sản lượng lúa (lúa nước và lúa nương). Diện tích và sản lượng lúa không ngừng tăng

trong những năm gần đây. Diện tích tăng từ 687,1 nghìn ha năm 2000 lên 711,1 nghìn ha năm 2010, tăng gấp 1,03 lần còn sản lượng lúa tăng từ 2.468,6 nghìn tấn năm 2000 lên 3.296,4 nghìn tấn năm 2010, tăng gấp 1,34 lần. Vụ mùa chiếm 60% diện tích và gần 60% sản lượng lúa năm 2010. Lúa nước được canh tác ở các vùng trũng giữa núi, các thung lũng ven sông suối – nơi có các chân ruộng ngập nước, trên các ruộng bằng và ruộng bậc thang; còn lúa nương được trồng trên các sườn núi, không ngập nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh trong vùng nhưng những tỉnh dẫn đầu về diện tích và sản lượng là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, …

TDMNPB là vùng sản xuất ngô lớn nhất cả nước với diện tích 467,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33,7% của cả nước). Các tỉnh có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất vùng là Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng và Hòa Bình. Hiện nay, cây ngô đang trở thành nông sản hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số tỉnh sau khi triển khai chương trình trồng giống ngô lai, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong vùng.

Mặt khác, TDMNPB còn có một số cây hoa màu lương thực chiếm tỉ lệ lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước như khoai lang và sắn. Mặc dù cả diện tích và sản lượng khoai lang đang có xu hướng giảm nhưng đây vẫn là vùng đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Trung Bộ) về diện tích và thứ ba về sản lượng (sau Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ). Về cây sắn. vùng này đứng thứ hai về diện tích (sau Tây Nguyên) và thứ ba về sản lượng (sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên)

TDMNPB còn là vùng thích hợp cho việc trồng một số cây công nghiệp hàng năm, đặc biệt là lạc và đậu tương. Đây là vùng trồng đậu tương đứng thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông Hồng). Năm 2010, diện tích đậu tương của vùng là 66,4 nghìn ha (chiếm 33,5% cả nước) với sản lượng đậu tương lớn nhất vùng là Hà Giang (chiếm 31,3% diện tích và 27,4% sản lượng toàn vùng). Ngoài ra, đậu tương còn được trồng nhiều ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, … Vùng này đứng thứ hai cả nước về trồng lạc (sau Bắc Trung Bộ). Năm 2010, diện tích trồng lạc của vùng là 53,1 nghìn ha (chiếm 23,0% cả nước) với sản lượng lạc đạt 95,0 nghìn tấn (chiếm 19,6% cả nước)

Trong các loại cây công nghiệp của vùng, chè là cây quan trọng nhất. Đây là vùng trồng chè lớn nhất cả nước. Năm 2010, diện tích trồng chè của toàn vùng là 91,4 nghìn ha (chiếm 70,6% cả nước), trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 78,8 nghìn ha với sản lượng chè là 538,4 nghìn tấn (65,4% cả nước). Các vùng chè quy mô lớn phân bố chủ yếu ở khu Đông Bắc (Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, …). Một số giống chè nổi tiếng trong vùng như chè xanh Tân Cương (Thái Nguyên), chè Shan (Hà Giang), chè Suối Giàng (Yên Bái), chè đắng (Cao Bằng); ở khu Tây Bắc, chè tập trung chủ yếu ở Sơn La và Lai Châu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng thời, chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng là một thế mạnh của vùng TDMNPB.

Vùng này có đàn trâu đứng thứ nhất cả nước với 1.682,0 nghìn con (chiếm 58,5% cả nước) năm 2010. Số lượng trâu trong vùng nhìn chung tăng nhưng không ổn định. Đàn trâu đông hơn đàn bò vì trâu phù hợp khí hậu của vùng hơn. Những tỉnh có số lượng trâu đông là Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, … Trong khi đàn trâu cả nước có xu hướng giảm thì ở vùng này dù có những biến động do thiên tai (rét đậm, rét hại), dịch bệnh (lở mồm, long móng) đàn trâu vẫn cần được phát triển.

Năm 2010, tổng đàn bò của vùng là 1.017,9 nghìn con (chiếm 17,5% đàn bò cả nước) và đứng thứ ba sau các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, số lượng bò sữa của vùng là 8,9 nghìn con. Đàn bò được nuôi nhiều ở Sơn La, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, … Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc Châu (chiếm 70,9% đàn bò sữa toàn vùng) và đã có thương hiệu trong cả nước. Ngoài ra còn có các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Cùng với chăn nuôi trâu, bò thì chăn nuôi lợn và gia cầm trong vùng cũng khá phát triển. Năm 2010, đàn lợn của vùng là 6.956,6 nghìn con và chiếm 24,5% tổng đàn lợn cả nước, đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng. Những tỉnh chăn nuôi nhiều lợn là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La. Mặt khác, đàn gia cầm của vùng năm 2010 là 69.365,0 nghìn con và chiếm 23,1% tổng đàn gia cầm cả nước, cũng đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng. Trong cơ cấu đàn gia cầm, gà là vật nuôi chính (81%) còn lại là vịt, ngan, ngỗng. Các tỉnh có số lượng gia cầm lớn nhất vùng là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La.

1.2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế

Nền nông nghiệp của vùng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có . Tỉ lệ

nông sản được đưa vào chế biến mới chỉ đạt khoảng 30%. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào ĐKTN, năng suất cây trồng bằng 60% so với cả nước và 40% mức trung bình của Đồng bằng sông Hồng. Cho đến nay, vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vẫn chưa khai thác có hiệu quả được tiềm năng đặc thù để sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Dải trung du như Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn các tỉnh miền núi (Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu) vì ở đó đồng bào hoạt động nông – lâm nghiệp là chính.

Trình độ sản xuất còn thấp kém , năng suất lao động chưa cao . Đồng thời, một số vấn đề môi trường cũng đã và đang là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp của vùng (môi trường vùng núi, vùng biển đang bị xuống cấp, TNTN bị phá hoại nghiêm trọng.

Như vậy, sản xuất nông nghiệp của vùng còn gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường. Hầu hết các địa phương đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo đi đôi với xây dựng NTM.

Tiểu kết

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển. Ngành kinh tế này đảm bảo an ninh lương thực cho loài người, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và góp phẩn sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, …. Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa vụ, … sản xuất nông nghiệp cần có những quy hoạch, định hướng cụ thể phù hợp với thực tiễn phát triển ở mỗi vùng miền.

Thực tiễn cho thấy, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp vùng TDMNPB nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 10 năm qua (2000 – 2010), đặc biệt trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới thì nông nghiệp lại càng khẳng định được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và sự thu hẹp diện tích đất canh tác cùng với nhiều vấn đề này sinh khác đang đặt ngành kinh tế này đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)