Những khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 78 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.4.2.Những khó khăn, thách thức

(i) Khu vực miền núi của tỉnh do địa hình chia cắt mạnh, đất dốc dẫn đến sản xuất phân tán, vốn đầu tư cao (đây là khu vực có mức thu nhập thấp của tỉnh) nên sản xuất nông nghiệp ở đây còn chậm phát triển, tiềm năng ở khu vực miền núi của tỉnh chưa được khai thác hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(ii) Do điều kiện thời tiết và địa hình của tỉnh nên trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang thường có những rủi ro như úng ngập trong mùa mưa và rét nhiệt độ xuống thấp trong vụ đông xuân.

(iii) Đời sống của các hộ nông dân đã được nâng cao một bước, song hiện nay mức thu nhập còn thấp. Đây là trở ngại lớn trong đầu tư thâm canh.

(iv) Trình độ của người lao động đã được nâng cao một bước nhưng nhìn chung trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường của người dân còn ở mức thấp. Việc đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, các biện pháp canh tác, nuôi dưỡng tiên tiến và biện pháp phòng trừ dịch bệnh, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế.

(v) Khả năng thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp và hầu như chưa có, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn nhà nước và vốn tự có của nông dân, mô hình liên kết “4 nhà” vẫn chưa thực sự đạt được những kết quả như mong đợi.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập hiện nay, những khó khăn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Do vậy, trong quá trình phát triển, tỉnh cần có những chiến lược phát triển và giải pháp phù hợp để tận dụng tối đa lợi thế, khắc phục khó khăn.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 78 - 79)