Nhƣ̃ng tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 129 - 131)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhƣ̃ng tồn tại, hạn chế

Cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang chuyển dịch còn chậm. GTSX nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao (94,4% trong GTSX ngành nông – lâm - thủy sản)

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch còn chậm. Năng suất, chất lượng các vùng cây nguyên liệu phục vụ chế biến, vẫn còn thấp và phân tán nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng cây trồng chưa toàn diện, mới tập trung vào một số cây chủ lực (lúa, lạc, cây ăn quả, …) thiếu tính quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho từng vùng, từng huyện.

Chăn nuôi ở một số trang trại, gia trại phần lớn vẫn nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình. Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh chưa tạo được lợi thế về thị trường, việc tổ chức sản xuất, cung ứng với quy mô lớn về số lượng, chất lượng, đa dạng về chủng loại cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế.

Đa số các vùng hàng hóa được hình thành do tự phát, thiếu quy hoạch. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường và công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp chế biến, gặp khó khăn trong việc tiệu thụ sản phẩm và chất lượng nông sản hàng hóa chưa cao.

Việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhất là các biện pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế đã làm cho việc mở rộng quy mô sản phẩm còn gặp khó khăn.

Tuy đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao (mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu/đồng/ha/năm, mô hình hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm), song việc tổ chức phát triển nhân rộng các mô hình còn chậm và chưa phát triển rộng khắp. Hệ thống CSVCKT hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển làng nghề.

Tiểu kết

Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, nông nghiệp Bắc Giang đã và đang khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nền nông nghiệp vùng TDMNPB nói riêng và cả nước nói chung. Quy mô ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang cơ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nội bộ từng ngành. Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm còn tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng nhanh, chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

Trong thời gian tới, để phát huy lợi thế và khắc phục những tồn tại, hạn chế, việc phát triển nông nghiệp của Bắc Giang phải được xác định bởi hệ thống mục tiêu, quan điểm rõ ràng. Điều đó sẽ là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh bắc giang giai đoạn 2000-2010 (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)