Đặc điểm của trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học trong đĩ cĩ cấp tiểu học

Một phần của tài liệu Luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục và đào tạo Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.2. Đặc điểm của trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học trong đĩ cĩ cấp tiểu học

Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học học được ban hành kèm theo Thơng tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: "Các trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học gồm: Trường tiểu học và trung học cơ sở; Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng"[7].

Trường THCS và trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học cĩ cấp học cao nhất là THCS do phịng giáo dục và đào tạo quản lý.

Tổ chức và hoạt động của trường trung học cĩ cấp tiểu học, trường trung học chuyên biệt và trường trung học tư thục: Trường trung học cĩ cấp tiểu học phải tuân theo các quy định của Điều lệ này và Điều lệ trường tiểu học.

1.3.2. Người giáo viên tiểu học với việc thực hiện nhiệm vụ cấp học

Người giáo viên tiểu học, trong Điều lệ trường tiểu học ghi rõ: "Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học"[6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://lrc.tnu.edu.vn/ Điều lệ trường tiểu học cũng quy định cụ thể nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là:

Thứ nhất: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên mơn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

Thứ hai: Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử cơng bằng và tơn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

Thứ ba: Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy;

Thứ tư: Tham gia cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương; Thứ năm: Thực hiện nghĩa vụ cơng dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân cơng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục;

Thứ sáu: Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Để thực hiện được tốt sáu nhiệm vụ nêu trên, người giáo viên tiểu học phải đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp:

- Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học: Là cĩ bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Giáo viên tiểu học cĩ trình độ đào tạo trên chuẩn, cĩ năng lực giáo dục cao được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục. Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ đào tạo để bố trí cơng việc phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://lrc.tnu.edu.vn/ - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: Được Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học. Trong quy định này Chuẩn gồm cĩ ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm cĩ 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu gồm cĩ 4 tiêu chí.

Thứ nhất: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một cơng dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước; Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động; Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng; Trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ nhân dân và học sinh.

Thứ hai: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức bao gồm: Kiến thức cơ bản; Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học; Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; Kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng cơng nghệ thơng tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc; Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên cơng tác.

Thứ ba: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm bao gồm: Lập được kế hoạch dạy học, biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới; Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh; Cơng tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp; Thực hiện thơng tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục, hành vi trong giao tiếp, ứng xử cĩ văn hố và mang tính giáo dục; Xây dựng, bảo quản và sử dụng cĩ hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục và đào tạo Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)